Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 mẹo đơn giản giúp trẻ vượt qua áp lực học hành

Đôi khi, trẻ gặp phải những rắc rối trong học tập mà không thể nói ra. Cha mẹ nên tham khảo 10 mẹo sau đây để giúp con giảm bớt căng thẳng.

ap luc hoc hanh anh 1
Lắng nghe: Cha mẹ nên để trẻ nói ra tâm tư, suy nghĩ của mình về những rắc rối trong cuộc sống. Nếu nghi ngờ "thiên thần nhỏ" đang gặp khó khăn trong việc học hay bị bắt nạt ở trường, phụ huynh nên chủ động hỏi chuyện và nghe con nói. Hãy dành nhiều thời gian để tâm sự cùng con, chúng sẽ cảm thấy yên tâm và mở lòng hơn. Ảnh: Understood.org.
ap luc hoc hanh anh 2
Đừng so sánh: “Con phải học giỏi như anh A”, “Bạn B được 10 điểm sao con chỉ được 8?”, “Bạn C đi học thêm rất nhiều”. Không ít phụ huynh vô tình tạo áp lực cho con khi liên tục đưa ra những so sánh con mình với người khác. Việc này không giúp trẻ chăm chỉ và học giỏi hơn. Ngược lại, nó khiến chúng thấy căng thẳng, thậm chí sinh ra đố kỵ, ghen ghét với những người được đem ra so sánh. Ảnh: AskOpinion.
ap luc hoc hanh anh 3
Không ép học: Nhiều người tự vạch ra thời gian biểu học tập cho con mà quên mất trẻ cũng cần có thời gian vui chơi. Buổi sáng ở trường, chiều phụ đạo, tối học thêm, đêm về lại phải làm bài tập. Bị ép học quá nhiều khiến học sinh mệt mỏi, sinh ra tâm lý sợ đến trường, chán nản, mất tập trung. Ảnh: Blessy software Solution.
ap luc hoc hanh anh 4
Lên kế hoạch học tập cùng con: Thay vì áp đặt việc học, người lớn nên cùng con lập kế hoạch phù hợp khối lượng bài vở, chia nhỏ số môn theo từng ngày, kết hợp thời gian biểu sinh hoạt, giải trí trong tuần. Sau đó, chúng ta thử thực hiện trước để xem mức độ hiệu quả và giúp con hoàn thiện kế hoạch. Ảnh: Redbookmag.com.
ap luc hoc hanh anh 5
Khuyến khích: Nếu con bị điểm thấp, cha mẹ không nên trách mắng hay tỏ ra thất vọng. Điều đó sẽ khiến chúng thấy nặng nề, áp lực với việc học hơn. Những cái ôm, lời động viên, hay đơn giản là một cái đập tay cổ vũ cũng giúp các em có thêm động lực để cố gắng vào lần sau. Ảnh: iStock.
ap luc hoc hanh anh 6
Để trẻ ngủ nhiều hơn: Theo các nhà tâm lý học, những đứa trẻ được ngủ đủ giấc thường ít cáu gắt, dễ đối phó áp lực học hành hơn. Phụ huynh nên khuyến khích con cái đi ngủ trước 22h. Ảnh: USA Today.
ap luc hoc hanh anh 7
Hạn chế dùng đồ công nghệ: Theo Fox News, những em bé dùng đồ công nghệ quá 7 tiếng một ngày dễ bị căng thẳng hơn so với bạn không dùng. Người lớn nên hạn chế để con chơi máy tính bảng, máy tính, điện thoại quá nhiều. Thay vào đó, hãy dành thời gian chơi cùng chúng nhiều hơn. Ảnh: Medium.
ap luc hoc hanh anh 8
Dạy con cách hít thở và thả lỏng cơ thể: Khi ngồi học quá lâu, học sinh có xu hướng mệt mỏi, chán nản, tư duy thiếu linh hoạt. Cha mẹ nên dạy chúng cách hít thở sâu, thả lỏng chân tay, hay đơn giản là nhảy nhót theo bài hát trẻ thích. Chỉ cần dành 10 phút thư giãn giữa buổi học, hiệu quả học tập và khả năng tư duy của con sẽ được cải thiện đáng kể. Ảnh: Medium.
ap luc hoc hanh anh 9
Hoạt động ngoại khoá: Tham gia hoạt động ngoại khoá cùng bạn bè vừa giúp trẻ nâng cao thể lực, vừa giúp giải toả căng thẳng trong học tập. Theo các nhà tâm lý, trẻ sẽ thấy thoải mái và vui vẻ hơn khi được hoà mình vào thiên nhiên. Ảnh: 1ZOOM.Net.
ap luc hoc hanh anh 10
Chơi với thú cưng: Thú cưng là một người bạn tuyệt vời của trẻ. Chơi đùa, tâm sự cùng thú cưng cũng giúp con giải toả bớt căng thẳng học tập. Trong trường hợp không muốn trò chuyện cùng ai, hãy để các em tâm sự cùng thú cưng, chúng là những người bạn biết lắng nghe. Ảnh: Dogster.
Có nên cho con học 'tiền lớp 1'? Nhiều cha mẹ sẵn sàng chi vài triệu đồng cho con học trước chương trình lớp 1. Các chuyên gia cho rằng điều đó không thật sự cần thiết.

Trước khi trẻ đi học, cha mẹ nhất định phải dạy con không bắt nạt bạn

Những đứa trẻ dễ thương trong mắt cha mẹ có thể trở thành “cơn ác mộng” với bạn học. Do đó, phụ huynh phải dạy con không bắt nạt người khác hay thờ ơ trước bạo lực học đường.

10 dấu hiệu cho thấy bạn đang dạy con sai cách

Phụ huynh luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp, mong chúng trở thành người có ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có phương pháp nuôi dạy con đúng đắn.


Minh Thúy

Theo KidsHeakth, ActiveKids

Bạn có thể quan tâm