Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 thị trấn bất thường nhất thế giới

Thị trấn dùng để ném bom, thành phố cấm chết, thị trấn có nhiều người chết hơn người sống… là những nơi có nhiều quy định lạ.

Hallstat “giả”: Hallstat là di sản thế giới ở Áo được UNESCO công nhận. Ngoài ra, trên thế giới còn có một phiên bản thành phố Hallstat ở Quảng Đông, Trung Quốc. Hallstat “giả” ngốn <abbr class=940 triệu USD để xây dựng giống y như thật, từ đường xá, nhà thờ đến những ngôi nhà bằng gỗ. Công trình xây dựng này do một triệu phú Trung Quốc tài trợ. Nhiều người dân và thị trưởng của Hallstat “xịn” đã đến thăm phiên bản nhái và tự hào vì điều này. Tuy nhiên, họ cho rằng việc xây dựng nên được trao đổi trước với chủ các tòa nhà được làm nhái." />
Thành phố nhái: Hallstat là di sản thế giới ở Áo được UNESCO công nhận. Ngoài ra, trên thế giới còn có một phiên bản thành phố Hallstat ở Quảng Đông, Trung Quốc. Hallstat “giả” ngốn 940 triệu USD để xây dựng giống y như thật, từ đường xá, nhà thờ đến những ngôi nhà bằng gỗ. Công trình xây dựng này do một triệu phú Trung Quốc tài trợ. Nhiều người dân và thị trưởng của Hallstat “xịn” đã đến thăm phiên bản nhái và tự hào vì điều này. Tuy nhiên, họ cho rằng việc xây dựng nên được trao đổi trước với chủ các tòa nhà được làm nhái.
Người sống chung với thú dữ: Marloth Park nằm gần công viên quốc gia Kruger, đầy sư tử, hà mã và cá sấu. Mặc dù vậy, người dân ở đây không được phép làm hàng rào xung quanh nhà. Hàng rào duy nhất ngăn công viên có chiều cao 1,2 m, chủ yếu để ngăn người khỏi công viên. Bởi vậy, việc những con thú hoang dã lang thang trong thị trấn không còn là điều xa lạ. Những con khỉ đầu chó thường chui qua cửa sổ vào nhà ăn trộm đồ ăn trong tủ lạnh. Hươu cao cổ và voi là nguyên nhân gây tắc đường. Sư tử tấn công người không còn là chuyện hiếm. Người dân ở đây chủ yếu là người da trắng và có xe hơi nên an toàn, còn những người da đen đi xe đạp đi làm thường là mục tiêu tấn công của những con thú.
Người sống chung với thú dữ: Marloth Park nằm gần công viên quốc gia Kruger (Nam Phi), đầy sư tử, hà mã và cá sấu. Mặc dù vậy, người dân ở đây không được làm hàng rào quanh nhà. Hàng rào duy nhất ngăn công viên có chiều cao 1,2 m, chủ yếu để ngăn người vào công viên. Bởi vậy, việc những con thú hoang dã lang thang trong thị trấn không còn là điều xa lạ. Những con khỉ đầu chó thường chui qua cửa sổ, vào trộm đồ ăn trong tủ lạnh. Hươu cao cổ và voi là nguyên nhân gây tắc đường. Sư tử tấn công người không còn là chuyện hiếm. Người dân ở đây chủ yếu là người da trắng và có xe hơi nên an toàn, còn người da đen đạp xe đi làm thường là mục tiêu tấn công của những con thú.
Thị trấn nhái Iraq và Afghanistan dùng để ném bom: Trung tâm huấn luyện Asymmetric Warfare (AWTC), Virginia là thị trấn do quân đội Mỹ xây dựng để đào tạo binh lính. Thị trấn có đầy đủ trường học, nhà thờ, ga tàu, sân bóng đá, tàu điện ngầm, ngân hàng, và một tòa nhà đại sứ quán cao 5 tầng. Điều đặc biệt ở đây là trường học được làm nhái kiểu trường ở Iraq và Afghanistan, còn tàu điện ngầm làm giống hệt ở Washington, thậm chí cả logo. Thị trấn này ngốn <abbr class=90,1 triệu USD để xây dựng. Một thị trấn tương tự khác là Yodaville, làm nhái Iraq và Afghanistan, được không quân Mỹ xây dựng ở giữa sa mạc Arizona để đào tạo phi công ném bom." />
Thị trấn nhái Iraq và Afghanistan dùng để ném bom: Trung tâm huấn luyện Asymmetric Warfare (AWTC), Virginia là thị trấn do quân đội Mỹ xây dựng để đào tạo binh lính. Thị trấn có đầy đủ trường học, nhà thờ, ga tàu, sân bóng đá, tàu điện ngầm, ngân hàng, và một tòa nhà đại sứ quán cao 5 tầng. Điều đặc biệt ở đây là trường học được làm nhái kiểu trường ở Iraq và Afghanistan, còn tàu điện ngầm làm giống hệt ở Washington, thậm chí cả logo. Thị trấn này ngốn 90,1 triệu USD để xây dựng. Một thị trấn tương tự khác là Yodaville, làm nhái Iraq và Afghanistan, được không quân Mỹ xây dựng ở giữa sa mạc Arizona để đào tạo phi công ném bom.
Thành phố “cấm chết”: Longyearbyen, Spitsbergen ở Nauy là thành phố ở cực bắc xa xôi nhất thế giới. Chết là điều cấm kỵ ở đây. Bất cứ ai đang bị ốm hoặc hấp hối sẽ được đưa bằng máy bay hoặc tàu thuyền đến một vùng khác ở Nauy trước khi qua đời. Nếu đột tử ở thành phố, người này sẽ không được chôn cất. Nguyên nhân của việc này là bắt nguồn từ việc các xác chết ở nghĩa địa thành phố không thể phân hủy do thời tiết quá lạnh. Các nhà khoa học lấy tế bào của một người chết nhiều năm trước đây và phát hiện ra rằng nó vẫn chứa virus chết người từ đại dịch năm 1917. Ngoài việc “cấm chết”, công dân ở đây còn được phép thoải mái mang súng hạng nặng đi lại trong thành phố do có khoảng 3.000 con gấu lai vãng xung quanh. Longyearbyen còn không được phép nuôi mèo, do mèo đe dọa sự sống của lũ chim trong thành phố.

Thành phố “cấm chết”: Longyearbyen, Spitsbergen ở Nauy là thành phố ở cực bắc xa xôi nhất thế giới. Chết là điều cấm kỵ ở đây. Bất cứ ai đang bị ốm hoặc hấp hối sẽ được đưa bằng máy bay hoặc tàu thuyền đến một vùng khác ở Nauy trước khi qua đời. Nếu đột tử ở thành phố, người này sẽ không được chôn cất.

Nguyên nhân của việc này là bắt nguồn từ việc các xác chết ở nghĩa địa thành phố không thể phân hủy do thời tiết quá lạnh. Các nhà khoa học lấy tế bào của một người chết nhiều năm trước đây và phát hiện ra rằng nó vẫn chứa virus chết người từ đại dịch năm 1917. Ngoài việc “cấm chết”, công dân ở đây còn được phép thoải mái mang súng hạng nặng đi lại trong thành phố, do có khoảng 3.000 con gấu lai vãng xung quanh. Longyearbyen còn không được phép nuôi mèo, do mèo đe dọa sự sống của bầy chim.

Những hòn đảo tạo hình thù kỳ quặc

Thiên nhiên kỳ diệu đã tạo ra những hòn đảo có hình trực thăng, trái tim, nụ cười…, thậm chí hài hước với hòn đảo có hình dáng nhạy cảm.

Thị trấn ma: Ordos được gọi là thị trấn ma lớn nhất Trung Quốc.  Thị trấn được xây dựng để phục vụ hơn 1 triệu người dân, nhưng chỉ 2% diện tích thành phố có người ở, phần còn lại bị bỏ hoang. Lịch sử thị trấn bắt nguồn từ hơn 20 năm trước trong một đợt khai thác than quy mô lớn. Các nhà đầu tư ra sức xây dựng các tòa nhà cho thuê nhưng nhiều người đã phải rút vốn hoặc phá sản trước khi các tòa nhà hoàn thành. Ngày nay, trên nhiều đường phố còn rất nhiều các tòa nhà dang dở. Người dân thị trấn bỏ đi nơi khác. Các nhà đầu tư phải giảm giá nhà đất để thu hút người dân trở lại thị trấn. Sinh viên mới ra trường về thị trấn sẽ được cấp văn phòng, internet và một số thiết bị miễn phí.

Thị trấn ma: Ordos được gọi là thị trấn ma lớn nhất Trung Quốc. Thị trấn được xây dựng để phục vụ hơn 1 triệu người dân, nhưng chỉ 2% diện tích thành phố có người ở, phần còn lại bị bỏ hoang. Lịch sử thị trấn bắt nguồn từ hơn 20 năm trước, trong một đợt khai thác than quy mô lớn. Các nhà đầu tư ra sức xây dựng các tòa nhà cho thuê nhưng nhiều người đã phải rút vốn hoặc phá sản trước khi các tòa nhà hoàn thành.

Ngày nay, trên nhiều đường phố còn rất nhiều các tòa nhà dang dở. Người dân thị trấn bỏ đi nơi khác. Các nhà đầu tư phải giảm giá nhà đất để thu hút người dân trở lại thị trấn. Sinh viên mới ra trường về thị trấn sẽ được cấp văn phòng, Internet và một số thiết bị miễn phí.

Thị trấn chỉ có 1 người dân: Monowi, Nebraska hiện chỉ có duy nhất một công dân sinh sống, đó là bà Elsie Eller 77 tuổi. Bà Elsie điều hành một quán trọ và một thư viện với 5.000 cuốn sách do người chồng để lại. Bà là thị trưởng, kiêm thủ quỹ và quản lý ngân khố. Vào những năm 1930, thị trấn có 150 người dân sinh sống. Đến năm 2000 thị trấn chỉ còn lại 2 người là vợ chồng bà Elsie. Năm 2004, chồng bà qua đời và bà Elsie trở thành công dân duy nhất của thị trấn. Hằng năm, bà Elsie đóng thuế để sửa 4 cột đèn đường và một số thiết bị cơ bản. Nhiều nơi của thị trấn đầy những tòa nhà bỏ hoang và cỏ dại mọc kín.

Thị trấn chỉ có 1 người dân: Monowi, Nebraska hiện chỉ có duy nhất một công dân sinh sống, đó là bà Elsie Eller 77 tuổi. Bà Elsie điều hành một quán trọ và một thư viện với 5.000 cuốn sách do chồng để lại. Bà là thị trưởng, kiêm thủ quỹ và quản lý ngân khố. Vào những năm 1930, thị trấn có 150 người dân sinh sống.

Đến năm 2000 thị trấn chỉ còn lại 2 người là vợ chồng bà Elsie. Năm 2004, chồng bà qua đời và bà Elsie trở thành công dân duy nhất của thị trấn. Hằng năm, bà Elsie đóng thuế để sửa 4 cột đèn đường và một số thiết bị cơ bản. Nhiều nơi của thị trấn đầy những tòa nhà bỏ hoang và cỏ dại mọc kín.

Người chết nhiều hơn người sống: Thị trấn Colma, California có 1.500 người đang sống và hơn 1,5 triệu người đã chết. Lịch sử thị trấn bắt nguồn từ cơn sốt vàng năm 1849, hàng trăm ngàn người đổ về gần San Francisco mang theo các loại bệnh tật dẫn tới hàng loạt cái chết. Đến những năm 1880, 26 nghĩa trang ở thị trấn hầu như hết chỗ, người ta phải xây thêm các nghĩa trang khác ở phía nam Colma để tiện đi lại. Vào tháng 3/1900, chính quyền San Francisco cấm chôn cất mới trong thành phố. Tháng 1/1914, các chủ nghĩa trang phải di dời các khu mộ đến Colma. Ngày nay, hơn 73% diện tích đất ở Colma được dành để làm nghĩa trang.

Người chết nhiều hơn người sống: Thị trấn Colma, California (Mỹ) có 1.500 người đang sống và hơn 1,5 triệu người đã chết. Lịch sử thị trấn bắt nguồn từ cơn sốt vàng năm 1849, hàng trăm ngàn người đổ về gần San Francisco mang theo các loại bệnh tật dẫn tới hàng loạt cái chết. Đến những năm 1880, 26 nghĩa trang ở thị trấn hầu như hết chỗ, người ta phải xây thêm các nghĩa trang khác ở phía nam Colma để tiện đi lại.

Tháng 3/1900, chính quyền San Francisco cấm chôn cất mới trong thành phố. Tháng 1/1914, các chủ nghĩa trang phải di dời các khu mộ đến Colma. Ngày nay, hơn 73% diện tích đất ở Colma được dành để làm nghĩa trang.

Cả thị trấn sống chung trong một tòa nhà: Hầu hết 200 cư dân của thị trấn Whittier, Alaska sống trong một tòa chung cư 14 tầng mang tên Begich Towers nằm ở rìa thị trấn. Ngoài các căn hộ để ở, tòa nhà này còn có đồn cảnh sát, trạm y tế, cửa hàng, hiệu giặt là, và một nhà thờ ở tầng trệt. Người ngoài không sao hiểu nổi tại sao những nhà truyền giáo, các nhà chức trách, cảnh sát, thậm chí cả những kẻ buôn thuốc phiện lại có thể sống chung trong cùng một tòa nhà, sử dụng chung mọi thiết bị và đi chung thang máy với nhau. Lý giải điều này, nguyên nhân là do quy mô thị trấn nhỏ, cũng như điều kiện thời tiết khá đặc biệt. Thị trấn không dễ vào, cách duy nhất là đi bằng đường biển, hoặc đi đường hầm qua núi mà mỗi lần chỉ đi được một chiều. Ban đêm hầm đóng cửa.

Cả thị trấn sống chung trong một tòa nhà: Hầu hết 200 cư dân của Whittier, Alaska (Mỹ) sống trong một tòa chung cư 14 tầng mang tên Begich Towers nằm ở rìa thị trấn. Ngoài các căn hộ để ở, tòa nhà này còn có đồn cảnh sát, trạm y tế, cửa hàng, hiệu giặt là, và một nhà thờ ở tầng trệt. Người ngoài không sao hiểu nổi tại sao những nhà truyền giáo, các nhà chức trách, cảnh sát, thậm chí cả những kẻ buôn thuốc phiện lại có thể sống chung trong cùng một tòa nhà, sử dụng chung mọi thiết bị và đi chung thang máy với nhau.

Lý giải điều này, nguyên nhân là do quy mô thị trấn nhỏ, cũng như điều kiện thời tiết khá đặc biệt. Thị trấn không dễ vào, cách duy nhất là đi bằng đường biển, hoặc đi đường hầm qua núi mà mỗi lần chỉ đi được một chiều. Hầm đóng cửa vào ban đêm.

Thị trấn Đức nằm trong lòng Thụy Sỹ: Busingen am Hochrhein là một thị trấn của người Đức ở Thụy Sỹ. Thị trấn nối liền với Đức qua một dải đất hẹp 700 m. Xét về địa lý, Busingen am Hochrhein giống một thị trấn của Thụy Sỹ hơn Đức. Thị trấn có các dịch vụ công cộng của cả Đức và Thụy Sỹ, gồm cả mã bưu điện, mã điện thoại của cả 2 nước. Trong trường hợp khẩn cấp, cảnh sát của 2 nước được trưng dụng và thường thì cảnh sát Thụy Sỹ luôn đến trước. Người dân Busingen được phép làm việc và sở hữu tài sản ở Thụy Sỹ dù họ không có quốc tịch Thụy Sỹ. Công dân Đức sống ở Busingen hơn 10 năm sẽ được cấp phép tương đương công dân Thụy Sỹ.
Thị trấn Đức nằm trong lòng Thụy Sĩ: Busingen am Hochrhein là một thị trấn của người Đức. Thị trấn nối liền với Đức qua một dải đất hẹp 700 m. Xét về địa lý, Busingen am Hochrhein giống một thị trấn của Thụy Sĩ hơn Đức. Thị trấn có các dịch vụ công cộng của cả hai nước, gồm cả mã bưu điện, mã điện thoại. Trong trường hợp khẩn cấp, cảnh sát của 2 nước được trưng dụng và thường thì cảnh sát Thụy Sĩ luôn đến trước. Người dân Busingen được phép làm việc và sở hữu tài sản ở Thụy Sĩ dù họ không có quốc tịch. Công dân Đức sống ở Busingen hơn 10 năm sẽ được cấp phép tương đương công dân Thụy Sĩ.
Thị trấn náo loạn với toàn người già: Các ngôi làng trong một thị trấn ở Florida được xây dựng cho người về hưu. Thị trấn rộng hơn Manhattan, có hơn 100.000 sinh sống. Nơi đây hoàn toàn không có bóng trẻ em, người già đi lại bằng xe chơi golf chuyên dụng. Đây cũng là nơi giữ kỷ lục Guinness về đoàn xe golf diễu hành dài nhất thế giới với 3.321 xe. Trong thị trấn cũng có chợ đen dành cho thuốc Viagra với giá <abbr class=12 USD/viên. Số lượng phụ nữ nhiều gấp 10 lần đàn ông, khiến các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục tăng cao. Năm 2006, một bác sĩ cho biết số trường hợp nhiễm herpes tình dục nhiều hơn bất cứ nơi nào mà ông từng làm việc. Người dân ở đây còn sử dụng ma túy bất hợp pháp và đánh lộn trong các quán bar." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/jaroin/2015_04_09/10_1.jpg" />

Thị trấn náo loạn với toàn người già: Các ngôi làng trong một thị trấn ở Florida (Mỹ) được xây dựng cho người về hưu. Thị trấn rộng hơn Manhattan, có hơn 100.000 sinh sống. Nơi đây hoàn toàn không có bóng trẻ em. Người già đi lại bằng xe chơi golf chuyên dụng. Đây cũng là nơi giữ kỷ lục Guinness về đoàn xe golf diễu hành dài nhất thế giới, với 3.321 xe.

Trong thị trấn cũng có chợ đen dành cho thuốc Viagra với giá 12 USD môt viên. Số lượng phụ nữ nhiều gấp 10 lần đàn ông. Năm 2006, một bác sĩ cho biết số trường hợp nhiễm herpes tình dục nhiều hơn bất cứ nơi nào mà ông từng làm việc. Người dân ở đây còn sử dụng ma túy bất hợp pháp và đánh lộn trong các quán bar.

10 điểm du lịch rùng rợn nhất thế giới

Đảo búp bê, đồi thập tự, thành phố bị bỏ hoang, hòn đảo nơi hàng chục ngàn người chết vì "Cái chết đen"... là những điểm du lịch khiến du khách lạnh sống lưng.

Thúy Nguyễn

Ảnh: WhenOnEarth

Bạn có thể quan tâm