11 bí quyết giúp sinh viên chi tiêu khôn ngoan kiểu nhà giàu
Thứ sáu, 15/2/2019 06:00 (GMT+7)
06:00 15/2/2019
Triệu phú nhiều tiền không có nghĩa họ sống phung phí. Sinh viên có thể học cách chi tiêu khôn ngoan của những người giàu có để không bị "cháy túi" vào cuối tháng.
1. Quy tắc 24 giờ: Các triệu phú cũng tuân theo quy tắc này. Họ có thể không cần suy xét đến lần thứ hai khi quyết định mua món đồ đắt tiền. Đổi lại, họ dành cả một ngày để xác định những thứ mình cần. Trong khi đó, sinh viên thường khá bốc đồng khi mua sắm, dễ chi tiền cho đồ vật không cần thiết. Vì thế, để tiết kiệm tiền đúng cách, bạn nên tự hỏi mình "cần hay muốn" trước khi mua. Ảnh: Depositphotos.
2. Hạn chế dùng thẻ: Việc dùng thẻ thanh toán khá tiện lợi nhưng nó cũng dẫn đến tình trạng "vung tay quá trán". Những người giỏi chi tiêu thường thích dùng tiền mặt hơn, đặc biệt khi mua những món nhỏ. Ngoài ra, người giàu có thói quen tránh xa nợ nần. Do đó, sinh viên nên hạn chế dùng thẻ ghi nợ để mua sắm. Ảnh: Depositphotos.
3. Lập ngân sách: Việc này có vẻ sáo rỗng nhưng việc thiết lập ngân sách vào ngày nhận "trợ cấp" từ phụ huynh và tuân thủ nó giúp sinh viên không "cháy túi" vào cuối tháng và để dành được một phần kha khá. Các chuyên gia tài chính khuyên nên đặt ngân sách theo kiểu 50/30/20. Ảnh: Brightside.
4. Chi tiêu vào thứ giúp bạn kiếm lại: Sinh viên cũng không cần khổ sở tiết kiệm tiền. Trên thực tế, người giàu cũng được coi khá phung phí khi chi tiêu vào những thứ đầu tư dài hạn. Vì thế, bạn có thể đầu tư vào các món đồ giúp mình học tập tốt hơn hoặc tăng cơ hội khi tìm kiếm việc làm. Ảnh: Touchstone.
5. Kinh nghiệm là vô giá: Triệu phú thường sống xa hoa, ngập tràn các trải nghiệm. Vì thế, họ ưu tiên chi tiêu vào những thứ giúp mình phong phú thêm vốn sống, tăng cường sức khỏe. Tương tự, sinh viên có thể dành tiền cho các phòng tập thể dục hay những chuyến du lịch cùng bạn bè. Ảnh: Touchstone.
6. Tính trước các khoản cố định: Với số tiền không quá nhiều từ bố mẹ gửi và làm thêm, sinh viên nên tính trước những khoản cố định, nhất thiết phải tiêu. Sau đó, bạn nắm được mình còn bao nhiêu tiền và có thể chi vào thứ gì. Ảnh: Depositphotos.
7. Lên danh sách mua sắm cho các đợt giảm giá: Mọi người, đặc biệt sinh viên, thích các đợt giảm giá. Nhưng chúng cũng dễ khiến người trẻ sa đà vào những thứ không cần thiết. Vì thế, lên trước danh sách là điều nhất định phải làm trước khi mua sắm. Ảnh: Depositphotos.
8. Đầu tư vào thứ khiến bạn hạnh phúc và khỏe mạnh: Sinh viên cũng có quyền chi tiền cho sở thích, đam mê của mình, miễn chúng lành mạnh. Người giàu thường sống kiểu làm hết sức, chơi hết mình bằng cách đảm bảo họ thích những gì đã làm và đầu tư vào thứ khiến họ hạnh phúc. Ảnh: HBO.
9. Thực hiện ngày hoặc cuối tuần "không tiêu tiền": Người giỏi tiết kiệm phải biết kiểm soát ham muốn chi tiền vào thứ không cần thiết. Sinh viên có thể học cách tiêu tiền của triệu phú bằng cách đặt ra một ngày "không tiêu tiền" trong tuần hoặc cuối tuần và thực hiện nghiêm túc. Ảnh: Depositphotos.
10. Giữ tiền cẩn thận: Nhiều người có thói quen bỏ tiền lẻ vào balo, túi quần, áo và bỏ quên chúng. Trong khi đó, một khoản tiền nhỏ cũng đủ cho các chi tiêu vụn vặt và nhiều khoản tiền nhỏ cộng lại thành khoản lớn. Ảnh: Depositphotos.
11. Sửa đồ trước khi vứt: Ngay cả những người sở hữu lượng tài sản lớn cũng đảm bảo tận dụng hết tác dụng của đồ đạc. Do đó, sinh viên không có lý do gì vội vứt đồ đi khi chưa thử sửa chữa nó hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Ảnh: Depositphotos.
Để có cuộc sống sau này hạnh phúc, thành công, trẻ cần học ngoại ngữ, bơi lội, dọn dẹp, nấu ăn, thư giãn trong những năm đầu đời - khoảng thời gian định hình tính cách con người.
Steve Denton, thành viên của cộng đồng người thông minh nhất thế giới (Mensa), hướng dẫn 14 cách đơn giản để người trẻ rèn luyện não, tăng IQ ở tuổi 20.
Nhiều người trải qua tuổi mới lớn đầy khó khăn với việc học kém, thất tình, bạn bè phản bội, bị bỏ rơi. Khi trưởng thành, họ sẽ nhận ra vấn đề không đến nỗi nghiêm trọng đến vậy.