Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

13 trẻ cùng lớp mắc tay chân miệng

Một trường mầm non ở TP Đà Lạt phải khử khuẩn sau khi 13 trẻ cùng lớp mắc tay chân miệng.

Ngày 19/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Lâm Đồng cho biết đã khử khuẩn toàn bộ trường mầm non Anh Đào, TP Đà Lạt để ngăn chặn bệnh tay chân miệng.

Trước đó, ngày 16/9, 13 cháu lớp nhà trẻ 1 của trường này bị bệnh tay chân miệng. Ngoài các trường hợp trên, Trung tâm Y tế Đà Lạt ghi nhận thêm trường hợp mắc bệnh tay chân miệng là em của một học sinh tại trường.

Sau khi ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, Trung tâm Y tế Đà Lạt phối hợp trường mầm non Anh Đào tổng vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường, làm sạch các dụng cụ học tập, đồ chơi...

Tre em mac tay chan mieng anh 1

Khám sàng lọc bệnh tay chân miệng cho trẻ tại trường mầm non Anh Đào. Ảnh: Báo Lâm Đồng.

Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên cũng ghi nhận 12 ca tay chân miệng tại trường mầm non Phù Mỹ, thị trấn Cát Tiên.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Lâm Đồng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 150 ca tay chân miệng.

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh thường xuất hiện vào các tháng 3-5 và 9-12. Bệnh dễ lây lan, đặc biệt vào mùa tựu trường.

Bệnh nhân mắc tay chân miệng có triệu chứng sốt nhẹ. Trẻ bị loét miệng do các bóng nước đường kính 2-3 mm trên niêm mạc miệng. Sau đó, các vết loét vỡ ra làm khiến người bệnh đau khi ăn và tăng tiết nước bọt.

Bóng nước xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối, mông, ấn vào không đau. Một số trường hợp bóng nước xuất hiện ít xen kẽ những hồng ban. Ngoài ra, số ít người không có bóng nước mà chỉ hồng ban, loét miệng đơn thuần.

Cách đơn giản để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng

TS Nguyễn Văn Lâm cho hay bệnh tay chân miệng có diễn biến nhanh và nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ huynh có thể nhận biết trẻ mắc bệnh qua các dấu hiệu như sốt, tổn thương da.

Tây Nguyên

Bạn có thể quan tâm