Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

18 tuổi - Con đã lớn khôn chưa?

Đó là câu hỏi mà cộng đồng mạng đặt ra trước hình ảnh chăm sóc, đón đưa “đến từng chi tiết” mà ba mẹ dành cho con đi thi THPT quốc gia vừa qua.

Đời mình cực, cho đời con nó sướng

Ông Lê Trung Thắng (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) khẳng định: “Tôi cảm thấy tự hào khi đưa con đi thi. Tôi từng mắng một ông bố, bà mẹ khi để con cùng bạn tự túc vào trường thi trong khi mình ở nhà lo lắng, điện thoại liên tục cho con hỏi thăm tình hình. Nếu vậy, sao lúc đầu không đồng hành cùng con?”.

Ông Thắng giải thích tuổi này đang còn ở ngưỡng cửa của tuổi trưởng thành, chuẩn bị bước sang một môi trường khác có tính tự lập cao hơn.

Nét mặt đầy lo lắng của phụ huynh khi chờ đợi thí sinh ra về ở kỳ thi THPT quốc gia 2015.
Nét mặt đầy lo lắng của phụ huynh khi chờ đợi thí sinh ra về ở kỳ thi THPT quốc gia 2015.

'Tôi không ủng hộ tình nguyện viên xếp hàng dưới nắng 40 độ'

Hình ảnh thanh niên tình nguyện đứng phân luồng giao thông dưới nắng nóng 40 độ khiến nhiều người không khỏi xót xa. Phần đông tỏ ra không đồng tình với hành động này của lớp trẻ.

“Do vậy, dù con đã 18 tuổi nhưng việc để con đi thi một mình khiến tôi hoàn toàn không yên tâm. Chưa kể đi một mình sẽ phải tự xoay xở việc ăn ở, đi lại khiến con bị phân tâm thi cử” - ông Thắng cho hay.

Còn ông Lê Đình Tuấn (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) cho biết, đây không phải lần đầu tiên ông chở con là Lê Đình Tuyến đi thi. Những năm trước, ông đã chở anh trai của Tuyến vào tận Đà Nẵng thi đại học.

Ông Tuấn nói việc bố mẹ chở con tuổi 18 đi thi ĐH, CĐ là trách nhiệm cần phải có. “Tôi nghĩ tuổi 18 chỉ mới là giai đoạn kết thúc quá trình giáo dục hướng nghiệp cho các cháu.

Tuổi này so với ngoài đời vẫn chưa có thể gọi là trưởng thành vì sự giao tiếp, kinh nghiệm với xã hội của các cháu còn rất hạn chế, bố mẹ vẫn còn trách nhiệm dạy dỗ và định hướng cho con cái” - ông Tuấn chia sẻ.

“Trước hôm đi thi, con tôi cứ nằng nặc đòi lên thành phố một mình. Nó bảo “mẹ không cần phải lo cho con nữa, 18 tuổi rồi nên con tự lo được”. Tuy nhiên cô còn hoài nghi về lớp trẻ bây giờ, tụi nó có lớn mà chưa có khôn. Con trai cô lại hay đoảng.

Vì thế cô đi theo để hỗ trợ, lỡ nó quên gì thì mình nhắc nhở, chạy về lấy cho nó. Nhất là điện thoại, cô chỉ sợ nó mang vào phòng thi nên cầm luôn. Rồi chuyện sinh hoạt, ngủ nghỉ, ăn uống và nhiều nỗi lo vô hình khác nữa” - bà Lê Thị Thanh Thúy, giáo viên ở huyện miền núi Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, chia sẻ khi lần đầu tiên đưa con lên TP HCM dự thi.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Việt (TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) cho biết: “Đây là lần thứ ba tôi đưa con đi thi xa nhà. Để tụi nhỏ đi một mình tôi càng thêm lo.

Dù muốn dù không cũng phải thu xếp công việc để đưa con đi thi cho chắc ăn. Vì đọc báo thấy nhiều trường hợp thí sinh đi một mình nhưng không vào phòng thi mà đi theo bạn bè chơi bời trác táng. Chưa kể những sự cố bất ngờ mình còn xử lý được”.

Chị Lê Thị Mai (huyện Tân Phú, Đồng Nai) dẫn con gái đi thi ở hội đồng thi ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) cho biết: “Nuôi con ăn học 12 năm rồi, giờ cố gắng thêm mấy ngày theo con lên thành phố vì trên đó rất phức tạp, đường đi, nhà ở, ăn uống... Có mình đi còn yên tâm chứ để một mình con, ở nhà cũng đứng ngồi không yên”.

Có con gái vừa thi xong kỳ thi THPT quốc gia 2015, bà Phạm Thị Huế (nhà ở khối 6, phường Trường Thi, TP Vinh, Nghệ An) nhìn nhận: “Ai cũng nghĩ đời mình cực rồi thì muốn dành cho con sự yêu thương, chăm sóc để cuộc sống của con không phải khổ như bố mẹ”.

Bà Lê Thị Thanh Thúy lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ trong quá trình ôn thi THPT quốc gia.
Bà Lê Thị Thanh Thúy lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ trong quá trình ôn thi THPT quốc gia.

Chuyện tình cổ tích thời hiện đại gây chú ý trên mạng

Cô gái người Australia không hề biết rằng, chồng tương lai của mình lại là người thừa kế của gia tộc giàu có bậc nhất nước Anh.

Bản lĩnh hay liều mạng?

Nhiều phụ huynh cho rằng tuổi 18 là độ tuổi mà tâm sinh lý của các em phát triển chưa đầy đủ. Do đó, việc sống tự lập chưa hẳn đã tốt trong bối cảnh xã hội còn nhiều cạm bẫy như hiện nay, nhất là đối với những em gái.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên (Q.7, TP HCM) có cô con gái út 18 tuổi khẳng định: “18 tuổi thì đã có gì mà lớn. Đi đâu, làm gì, với ai... tôi cũng lo lắng. Ngoài xã hội có bao nhiêu thứ nhiễu nhương, bạn bè không biết đứa nào tốt xấu ra sao mà yên tâm cho con giao du. Từ bé đến lớn con gái không phải động vào việc gì thì sao mà ra đường tự lập được...”.

Dù vẫn biết tự lập là điều tốt cho con nhưng bà cũng lưỡng lự: “Biết là vậy nhưng cũng không dễ dàng gì cho con tự quyết định mọi chuyện, tự thân vận động mọi thứ. Không nỡ để cho con phải “bơi”, phải lo toan sớm quá”.

“Con gái nhiều cái lo hơn con trai. Thứ nhất, con gái có phần thụ động, nhút nhát hơn mấy đứa con trai nên chuyện sinh hoạt, ăn ở khi xa nhà cũng tế nhị và nhiều nỗi lo hơn.

Thứ hai, về chuyện tình cảm, yêu đương thì con gái bao giờ cũng là đứa chịu thiệt, dễ bị chi phối bởi những cám dỗ của xã hội. Chắc phải đợi em nó lên năm 3, năm 4, thậm chí khi ra trường mới yên tâm cho tự lập được vì lúc đó suy nghĩ mới chín chắn hơn” - ông Nguyễn Đức Thành (thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) tâm sự.

Bà Lê Thị Thanh Thúy thì nhận ra: “Con tôi còn hiếu thắng, muốn chứng tỏ là người lớn. Trong thâm tâm cần ba cần mẹ đấy nhưng trước mặt bạn bè thì muốn chứng tỏ ta đây đã là người lớn. 18 tuổi rồi nhưng trong mắt ba mẹ, tụi nhỏ hãy còn bé bỏng lắm”.

Cũng vậy, bà Phùng Thị Ngọc Thoa (ngụ Q.Tân Bình, TP HCM) cho rằng hiện nay con cái ít nên mới “ra sức” yêu thương như vậy. “Tôi không nghĩ điều đó là dư thừa, vì mình là cha mẹ, có những gì tốt đẹp luôn muốn dành hết cho con” - bà Thoa nói.

Bà Võ Thị Loan (ngụ Q.1, TP HCM) giải thích từ trước đến nay gia đình bà có truyền thống người đi sau muốn làm gì, quyết định gì đều phải hỏi ý kiến của người đi trước.

Vì thế, từ chuyện ăn học, đi chơi với bạn bè, những giao tiếp khác ngoài xã hội các con bà đều phải xin phép và được sự đồng ý của gia đình.

“Lý do tôi vẫn bảo bọc con đến giờ này một phần do truyền thống, một phần tôi không yên tâm khi báo chí đã phản ánh nhiều về những việc như mưa gió, cây ngã đổ, bắt cóc lấy nội tạng, tai nạn giao thông... Chỉ khi nào tốt nghiệp đại học, có việc làm hẳn hoi gia đình mới để cho hai con hoàn toàn tự lập” - bà Loan cho biết.

Rất quyết liệt, ông Lê Trung Thắng cho rằng không phải tuổi 18 đi thi một mình là bản lĩnh, là tự lập mà đôi khi đó là một sự liều mạng, buông thả của bố mẹ.

“Tuổi 18 là trưởng thành trong quy định của pháp luật, nhưng thực tế mỗi cháu sẽ phát triển theo mỗi hướng rất khác nhau, kinh nghiệm đối mặt với các tình huống phát sinh trong đời thường rất hạn chế, nếu không muốn nói là hoàn toàn bị động” - ông Thắng phân tích.

Ông Thắng lý giải tuổi 18 chưa tiếp xúc với đời nhiều, đôi khi tự lập cũng chưa cao, cần phải rèn dần dần từ gia đình, bạn bè, thầy cô và xã hội.

Dùng tiền hôn người lạ - con gái Việt giờ quá dễ dãi?

Clip chàng trai dùng số tiền 500.000 đồng cùng một thử thách nhỏ, nhanh chóng "cưỡng hôn" được nhiều cô gái trên phố hiện gây tranh cãi trong cộng đồng mạng.

http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150708/tuoi-18-da-lon-chua/774144.html

Theo Gia Hưng – Hải Quân – Doãn Hòa – Mỹ Duyên – Diệu Nguyễn – Phan Dương/Báo Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm