Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Hai cách điều trị mụn nhọt tại nhà

Tôi bị nổi mụn nhọt ở mặt. Xin hỏi bác sĩ tôi có thể tự điều trị tại nhà được không và làm cách nào để đảm bảo an toàn?

Tôi bị nổi mụn nhọt ở mặt. Xin hỏi bác sĩ tôi có thể tự điều trị tại nhà được không và làm cách nào để đảm bảo an toàn?

ThS.BS Dương Lê Trung, khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM

Nhọt là tình trạng nhiễm trùng da tại vị trí nang lông, tuyến bã nhờn. Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus.

Thông thường, vi khuẩn sẽ sống ký sinh trên da, nhất là ở vùng mũi, nách, kẽ mông… Tuy nhiên, khi kết hợp với các yếu tố nguy cơ như béo phì, tiểu đường, tình trạng miễn dịch suy giảm… vi khuẩn hiện diện tại nang lông sẽ phát triển và gây bệnh.

Biểu hiện của mụn nhọt

Thông thường, mụn nhọt là những nốt sưng viêm, tấy đỏ và có thể kèm cảm giác đau nhức trên da.

Dạng nặng của mụn nhọt là nhọt cụm, là một tập hợp nhiều nốt nhọt nhỏ trên da. Sau 1-2 ngày, những nốt sưng viêm này có thể hóa mủ ở bên trên, kế tiếp là vỡ mủ và gây ra chảy mủ. Thông thường, nốt mụn nhọt này có thể tự ổn định trong 1-3 tuần.

Các phương pháp điều trị mụn nhọt

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người, phương hướng điều trị cũng sẽ khác nhau.

Đối với tình trạng bệnh lý nhẹ và mụn nhỏ, người bệnh có thể chăm sóc, điều trị tại nhà thông qua các cách sau:

Cách 1: Chườm mụn nhọt bằng khăn sạch có thấm nước ấm. Phương pháp chườm có thể thực hiện 3-4 lần mỗi ngày, chườm trong khoảng 10-15 phút cho đến khi các mụn nhọt vỡ ra.

Cách 2: Sử dụng các loại thuốc giảm đau kháng viêm như Acetaminophen, Paracetamol, Ibuprophen. Người sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Tuy nhiên, nếu các nốt mụn nhọt sưng đau nhiều hơn hoặc xuất hiện thêm nhiều mới kèm theo những dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, mệt mỏi, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để có sự can thiệp kịp thời.

Chăm sóc mụn nhọt

Bên cạnh điều trị thì việc chăm sóc mụn cũng rất quan trọng. Điều này giúp người bị mụn nhọt hạn chế được nguy cơ viêm nhiễm trên da.

  • Không nên tự ý nặn, bóp vì dễ làm mụn nhọt nhiễm trùng, viêm nhiều hơn
  • Hạn chế sờ hoặc chà xát để giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh
  • Khi mụn nhọt vỡ ra, bạn nên dùng một miếng gạc vô trùng băng lại để che chắn vết thương và hạn chế lây lan vi khuẩn ra những vùng da xung quanh
  • Khi nổi mụn nhọt ở một số vị trí nhạy cảm như mí mắt, bạn nên hạn chế trang điểm vùng mắt, không sử kính áp tròng và đi khám ở các bác sĩ chuyên khoa mắt nếu cần thiết.

Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Nhận biết các loài ong và cách xử lý khi bị đốt

Khi chơi đùa tại nơi nhiều cây cối, trẻ dễ bị ong đốt, một số trường hợp có thể nhập viện. Việc nhận biết từng loài ong có thể giúp ích cho quá trình điều trị cho trẻ.

Độc giả Đình Tâm

Bạn có thể quan tâm