Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2 điều cần ngừng, 1 việc nhất định phải làm khi bị suy tim

Suy tim là bệnh mạn tính, là biến chứng cuối của các bệnh lý về tim mạch. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Người bị suy tim có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách thay đổi lối sống. Ảnh: Shutterstock.

Theo bác sĩ Trương Phan Thu Loan, khoa Tim mạch tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), qua kết quả nghiên cứu đánh giá tuổi thọ của người mắc bệnh suy tim, kể từ khi được chẩn đoán, có khoảng 50% người bệnh suy tim sống hơn 5 năm và khoảng 25% sống được hơn 10 năm.

Các yếu tố quyết định tuổi thọ bệnh nhân suy tim gồm mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị suy tim và chế độ chăm sóc.

Suy tim được chia thành 4 mức độ, nặng dần từ 1 đến 4. Do vậy, nếu được chẩn đoán suy tim độ 1, độ 2 thì tiên lượng sẽ tốt hơn và thời gian sống thêm cũng dài hơn độ 3, độ 4. Nếu ngoài suy tim, người bệnh không kèm theo các vấn đề khác về sức khỏe thì khả năng hồi phục sẽ nhanh hơn.

Trong trường hợp suy tim đi kèm với các bệnh toàn thân khác như tiểu đường, viêm thận, viêm dạ dày, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… thì tiên lượng sẽ không mấy khả quan, thời gian sống của người bệnh sẽ còn phụ thuộc vào mức độ cải thiện của các bệnh khác nữa.

Chế độ chăm sóc cũng đóng vai trò quan trọng, nếu người bệnh suy tim thực hiện một lối sống khoa học sẽ có thời gian sống dài hơn nhiều so với những người còn lại.

Để kéo dài tuổi thọ, bệnh nhân suy tim cần:

  • Nên khám theo định kỳ thường xuyên và ngay khi thấy cơ thể xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường
  • Ngừng hút thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, có ga
  • Ngừng uống quá nhiều nước: nếu thể trọng không quá 60 kg thì không nên đưa quá 1,5 - 2 lít chất lỏng (tính cả canh, nước trong rau củ, quả, nước uống) vào cơ thể một ngày để tránh gánh nặng cho thận

Không chỉ nói về bò viên, cuốn Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian là tập hợp những bài viết đầy cảm xúc của một người tha thiết yêu Sài Gòn, gắn bó với mảnh đất này từ bé và kể lại các câu chuyện thông qua những kỷ niệm; đó có thể là những câu chuyện sống động về chuyện ăn, uống, giải trí, thói quen sinh hoạt… cho đến những nhận định sâu sắc hơn về lịch sử, dấu tích cha ông trên một vùng đô thị đang hiện đại hóa từng ngày.

Vui Tết, người bị tiểu đường cần lưu ý 6 điều này

Người bệnh đái tháo đường cần tìm hiểu ảnh hưởng của món ăn trong ngày Tết đến đường huyết, căn chỉnh lượng để giữ chúng ổn định.

Những bài tập đơn giản giúp phổi khoẻ hơn

Phổi cung cấp oxy cho cơ thể, loại bỏ CO2, giúp các cơ quan hoạt động hiệu quả. Phổi khỏe mạnh góp phần tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và nâng cao chất lượng sống.

Uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày làm tăng huyết áp?

Tiêu thụ quá nhiều caffeine từ cà phê và đồ uống khác có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim và biến chứng tim mạch khác.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm