Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2.800 USD cho mỗi đứa trẻ mới sinh ở Thâm Quyến

Trên thực tế, số tiền hỗ trợ không thấm vào đâu so với mức chi phí trung bình để nuôi dạy một đứa trẻ tại trung tâm kinh tế Trung Quốc.

Tỷ lệ sinh ở Trung Quốc giảm liên tiếp trong nhiều năm qua. Ảnh: Jason Lee/Reuters.

Thâm Quyến trở thành thành phố tiếp theo của Trung Quốc trao thưởng bằng tiền mặt nhằm khuyến khích các cặp vợ chồng sinh thêm con, trong bối cảnh tỷ lệ sinh của nước này tiếp tục giảm nhanh chóng.

Các gia đình có con thứ 3 trở lên ở Thâm Quyến sẽ nhận được khoản trợ cấp tiền mặt tổng cộng 19.000 NDT (2.825 USD) cho đến khi đứa trẻ lên 3 tuổi, theo dự thảo quy định do cơ quan y tế thành phố công bố hôm 10/1.

Những người sinh con đầu lòng và con thứ 2 sẽ được hỗ trợ lần lượt là 7.500 và 11.000 NDT, theo Sixth Tone.

Trung Quoc anh 1

Người Trung Quốc không mặn mà chuyện sinh con do chi phí sinh hoạt đắt đỏ. Ảnh: IC.

Thâm Quyến đã chứng kiến số ca sinh giảm trong 4 năm liên tiếp kể từ năm 2017, với số trẻ sơ sinh vào năm 2021 giảm 25% so với mức đỉnh năm 2017. Cùng với đó, số lượng phụ nữ kết hôn trong độ tuổi sinh đẻ ở thành phố giảm trong 7 năm liên tiếp kể từ năm 2015, theo bản dự thảo.

“Phương pháp tặng tiền có thể thúc đẩy mọi người sinh con, đặc biệt con thứ 2 và 3, làm chậm quá trình già hóa dân số và biến nhân khẩu học trở thành động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế dài hạn”, cơ quan y tế cho biết.

Nỗi lo lắng của giới chức Thâm Quyến, một trung tâm kinh tế thu hút một lượng lớn lao động từ khắp Trung Quốc, đã làm nổi bật cuộc khủng hoảng nhân khẩu học sắp xảy ra ở xứ tỷ dân. Nguyên nhân hàng đầu được cho là do tỷ lệ sinh và tỷ lệ kết hôn giảm, lực lượng lao động đang già hóa.

Để đảo ngược tỷ lệ sinh, các nhà chức trách đã áp dụng chính sách sinh con thứ 3 từ năm 2021, đồng thời đưa ra loạt biện pháp khuyến khích người dân sinh thêm em bé, bao gồm các ưu đãi tài chính, cải thiện khả năng tiếp cận trường mẫu giáo, kéo dài thời gian nghỉ phép của cha mẹ và nới lỏng các quy định mua nhà cho những gia đình có nhiều con.

Sau khi Phàn Chi Hoa trở thành thành phố đầu tiên của Trung Quốc cam kết trợ cấp chăm sóc trẻ cho các cặp vợ chồng sinh con thứ 2 hoặc thứ 3 vào tháng 7/2021, nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc có động thái tương tự.

Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn nỗ lực cải thiện nhân khẩu học của giới chức đều thất bại, khi tỷ lệ sinh của Trung Quốc năm 2022 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1960.

Ren Yuan, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Dân số của Đại học Phúc Đán (Thượng Hải), nói với Sixth Tone rằng các khoản trợ cấp chẳng mấy tác dụng trong việc kích thích tỷ lệ sinh ở những khu vực kinh tế phát triển của Trung Quốc - nơi chi phí sinh đẻ và nuôi con đắt đỏ hơn nhiều so với vùng nông thôn hoặc các khu vực phía tây.

Tại Thâm Quyến, khoản trợ cấp tiền mặt 6.333 NDT mỗi năm khi sinh con được đề xuất theo quy định mới chỉ giúp chi trả 8% tổng chi phí trung bình để nuôi một em bé dưới 3 tuổi vào năm 2021, theo ủy ban y tế thành phố.

“Thực hiện các chính sách hỗ trợ sẽ không có tác dụng nếu mọi người đã không muốn có con. Điều quan trọng là phải thay đổi thái độ của mọi người đối với việc sinh con, khiến họ cảm thấy sinh con là có ý nghĩa”, giáo sư cho biết.

Nhà có nhiều cột

Bình đẳng giới không phải là đưa phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào. Mục Đời Sống giới thiệu tới độc giả cuốn Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng. Tác phẩm được hy vọng mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới và chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Công ty xin lỗi vì chỉ tăng lương 7 USD cho mỗi nhân viên

Meixin, nhà sản xuất cửa hàng đầu có trụ sở tại thành phố Trùng Khánh, đã xin lỗi nhân viên của mình sau khi chỉ tăng lương 50 NDT/tháng (7,4 USD) năm qua.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm