Mụn rộp ở môi hay herpes môi (còn được gọi là chốc mép) là bệnh truyền nhiễm virus phổ biến. Căn bệnh này có thể lây ngay cả khi chúng ta không thấy các vết loét và một khi đã bị nhiễm, không có cách điều trị. Bệnh sẽ tái phát mà không thể chữa dứt điểm. Do đó, nó được mệnh danh là “nụ hôn thần chết”.
Khởi đầu chuỗi lây lan toàn cầu từ nụ hôn
Mụn rộp ở môi thường do virus herpes simplex loại 1 (HSV-1) gây ra, ít phổ biến hơn là HSV-2. Cả hai loại đều có thể ảnh hưởng miệng hoặc bộ phận sinh dục, lây lan khi quan hệ tình dục bằng miệng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 3,7 tỷ người, nghĩa là phần lớn dân số thế giới, bị nhiễm virus HSV-1. Nhưng trái ngược với sự phổ biến của nó, tương đối ít người biết về lịch sử của loại virus này hoặc cách nó lây lan khắp thế giới.
Vì vậy, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã sàng lọc DNA trên răng của hàng trăm người từ những phát hiện khảo cổ cổ đại. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances ngày 27/7.
Theo AFP, nhóm nghiên cứu tìm thấy 4 người chết sau khi nhiễm virus và giải trình tự gene của họ. Từ đây, họ phát hiện chủng virus hiện đại gây ra bệnh mụn rộp ở môi đã được bắt nguồn từ khoảng 5.000 năm trước. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự lây lan của nó có thể bắt đầu từ những nụ hôn.
"Sử dụng những bộ gene được tái tạo này, chúng tôi có thể xác định các biến chủng của chủng HSV-1 hiện đại đều có nguồn gốc từ một thời điểm nào đó vào cuối thời kỳ đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng", bà Christiana Scheib, Đại học Cambridge, Anh, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Bà nói với AFP: “Điều này có vẻ ngạc nhiên vì các ghi chép cho thấy herpes là bệnh tiến hóa cùng với con người trong thời gian rất dài". Điều này cũng vẫn đúng với tất cả loài linh trưởng. Con người có thể đã mắc phải chủng virus herpes này khi họ lần đầu tiên rời châu Phi.
Nghiên cứu mới cho thấy nụ hôn lãng mạn đã được cho là một trong những lý do khiến virus gây bệnh mụn rộp lây lan hàng thiên niên kỷ trước. Ảnh: AFP. |
Sự thay thế của các chủng virus
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học chỉ ra chủng HSV-1 hiện đại đã thay thế các chủng virus herpes sơ khai vào khoảng 5.000 năm trước. Vậy điều gì đã mang lại sự thay đổi đó? Các nhà nghiên cứu đề xuất hai giả thuyết.
Khoảng 5.000 năm trước là thời điểm của cuộc di cư lớn từ Âu-Á vào châu Âu, và quá trình này có thể đã ảnh hưởng đến virus.
Giả thuyết thứ hai mà họ đưa ra là nụ hôn sâu, lãng mạn đã phóng đại quá trình lây nhiễm virus. "Đó chắc chắn là cách thay đổi khả năng lây truyền của virus herpes", bà Scheib nói. Virus herpes thường được truyền từ cha mẹ sang con của họ, nhưng hôn là cách hoàn toàn mới giúp nó nhảy qua lại giữa các vật chủ.
Một số bằng chứng dẫn tới giả thuyết này. Các nhà nghiên cứu cho biết ghi chép về nụ hôn sớm nhất được biết đến là một bản viết tay từ Nam Á trong thời kỳ đồ đồng, cho thấy phong tục này có thể cũng đã di cư từ Âu-Á vào châu Âu. Khoảng 2.000 năm trước, Hoàng đế La Mã Tiberius được cho là đã cấm hôn tại các cơ quan công cộng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh mụn rộp.
Mụn rộp ở môi thường mọc thành từng chùm, chứa đầy chất lỏng bên trong và sẽ vỡ ra, đóng vảy sau khoảng 2 tuần. Ảnh: Freepik. |
Tiến sĩ Scheib nhấn mạnh rất khó để xác định chính xác thời điểm nụ hôn bắt đầu, hoặc liệu nó có liên quan chắc chắn đến sự lây lan của HSV-1 hay không.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Charlotte Houldcroft, Đại học Cambridge, cho hay virus như herpes tiến hóa ở khoảng thời gian dài hơn rất nhiều so với Covid-19. Bà nói: "Mụn rộp ở môi ẩn trong vật chủ của nó suốt đời và chỉ lây truyền qua đường miệng. Do đó, các đột biến xảy ra chậm chạp trong nhiều thế kỷ hoặc thiên niên kỷ".
Trước đây, dữ liệu di truyền về bệnh mụn rộp chỉ có từ năm 1925. Do đó, tiến sĩ Charlotte Houldcroft kêu gọi có thêm các cuộc điều tra sâu hơn về thời gian virus xuất hiện. "Chỉ những mẫu di truyền hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn năm tuổi mới cho phép chúng ta hiểu được cách thức các virus DNA như herpes, đậu mùa khỉ thích nghi với hệ thống miễn dịch của chúng ta như thế nào", bà nói.
Theo Mayo Clinic, người mắc mụn rộp ở miệng thường trải qua một số giai đoạn. Đầu tiên là ngứa ran, rát quanh môi trong một ngày hoặc lâu hơn trước khi xuất hiện nốt nhỏ, cứng, đau và chùm mụn nước.
Sau đó, các mụn nước chứa đầy chất lỏng sẽ xuất hiện dọc theo viền môi, đôi khi là ở mũi, má hoặc bên trong miệng. Cuối cùng là các chùm mụn vỡ ra, để lại những vết loét hở nông, rỉ nước và đóng vảy.
Điều nguy hiểm nhất là virus herpes gây viêm màng não. Viêm não hay viêm màng não do virus Herpes xảy ra khá phổ biến, trong đó có cả trẻ nhỏ. Virus này sẽ xâm nhập cơ thể trẻ qua đường niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng trẻ, sau đó sẽ “chạy” lên não, gây bệnh.
Vì vậy, bạn nên nhớ luôn luôn sử dụng công cụ bảo vệ trong quá trình "yêu" bằng miệng, không chia sẻ đồ dùng như đồ uống, dao cạo râu, bàn chải đánh răng... với người khác. Đặc biệt, bạn phải rửa tay thường xuyên vì bạn không bao giờ biết được khi nào bạn sẽ tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Dịch Đậu mùa khỉ
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ban bố đợt bùng phát đậu mùa khỉ ở châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu lần thứ 2 trong 2 năm.
Hàn Quốc xác nhận 3 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ
Đến nay, tổng số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại Hàn Quốc 16 trường hợp, đa số không có lịch sử du lịch nước ngoài.
Người nhiễm HIV có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc đậu mùa khỉ
Nghiên cứu cho biết nếu mắc bệnh đậu mùa khỉ, người nhiễm HIV sẽ hình thành các vết loét lớn khắp cơ thể và có nguy cơ tử vong lên đến 15%.
Bệnh lây qua đường tình dục bùng phát mạnh trên toàn cầu
Mặc cho tương tác xã hội bị giảm đi nhiều trong 3 năm đại dịch, các bệnh lây truyền qua đường tình dục vẫn gia tăng trên toàn thế giới.
WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là căn bệnh gây nguy hiểm trên toàn cầu
Theo The Siasat Daily, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát mạnh mẽ của bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).