Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 bài thuốc trị suy dinh dưỡng ở trẻ em

Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi ở Việt Nam đang cao hơn trung bình nhiều nước trên thế giới. Hậu quả là suy yếu hệ miễn dịch, chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em xảy ra khi chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của trẻ.

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ có thể do một hoặc đồng thời các nguyên nhân sau:

- Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) thường không nhận được đầy đủ dưỡng chất.

- Thức ăn không hợp khẩu vị hoặc trẻ không được ăn đa dạng các loại thực phẩm khác.

- Do trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng (tiêu chảy, viêm phổi, giun sán...) phải sử dụng thuốc diệt vi trùng gây bệnh, cùng lúc sẽ diệt bớt các vi khuẩn có lợi tại đường ruột, làm giảm quá trình lên men thức ăn dẫn đến việc kém hấp thu và biếng ăn.

- Trẻ gặp phải vấn đề tâm lý khi gia đình có những hành động ép buộc quá mức để cho trẻ ăn, khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi, lâu ngày sẽ gây ra bệnh chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng.

Bài thuốc trị suy dinh dưỡng trẻ em

Theo sách Nam y nghiệm phương của lương y, dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đức Đoàn, có thể sử dụng một số bài thuốc sau để chữa trị chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em:

Bột bổ tỳ

- Thành phần bài thuốc gồm các vị thuốc sau: Hoài sơn (sao vàng) 300 g, ý dĩ (sao vàng) 300 g, mạch nha (sao nổ đều loại vỏ) 200 g, thần khúc (sao thơm) 50 g, bạch biển đậu (sao vàng) 150 g.

- Chủ trị: Trẻ em suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, phân không tiêu.

- Cách dùng, liều lượng: Các vị sao chế tán bột mịn, trộn đều.

Trẻ em 1-7 tuổi, mỗi lần uống 1-3 thìa cà phê.

Ngày uống 2 lần, trộn thuốc với cháo hoặc nước cơm hoặc nước chín.

Bột bổ tỳ tiêu tích

- Thành phần bài thuốc gồm các vị sau: Rễ sầu đâu (rễ xoan) chế 100 g, sử quân tử (bóc bỏ màng sao) 40 g, ý dĩ (sao) 50 g, hoài sơn (sao) 50 g, xa tiền tử 20 g, cam thảo dây (sao) 20 g, vỏ quýt (sao) 10 g, binh lang (sao) 20 g, khiên ngưu tử (sao) 10 g, sâm bổ chính (tẩm gừng sao) 50 g.

thuoc tri suy dinh duong anh 1

Rễ cây xoan trong bài Bột bổ tỳ tiêu tích trị suy dinh dưỡng trẻ em. Ảnh: SKĐS.

- Chủ trị: Trẻ em suy dinh dưỡng (thời kỳ 2); sắc mặt vàng úa, trong phân có giun, ngủ hay nghiến răng, bụng to nổi gân xanh.

- Cách dùng, liều lượng: Các vị sao chế, phơi sấy khô tán bột mịn.

Trẻ em 1-3 tuổi mỗi lần uống 2-4 g.

4-6 tuổi mỗi lần uống 4-6 g.

7-10 tuổi mỗi lần uống 6-8 g.

Ngày uống 2 lần với nước trà.

Cách chế rễ sầu đâu: Đào rễ ở dưới đất, rửa sạch, bóc lấy vỏ cạo sạch lớp vỏ nâu bên ngoài, ngâm nước gạo + phèn chua + cam thảo một đêm, vớt ra rửa sạch, phơi khô, sao vàng cho hết mùi hăng.

Kiêng kỵ: Kiêng ăn mật và muối trong thời kỳ uống thuốc.

Bổ tỳ thận lợi tiểu tiêu độc tán

- Thành phần bài thuốc gồm các vị sau: Quả tai chua (sao) 12 g, hoàng liên (sao gừng) 12 g, củ bọ nẹt (bọ mẩy), tẩm hoàng thổ (sao) 16 g, thanh bì (vỏ quýt xanh) 8g, hoài sơn (sao) 16 g, bổ chính sâm (sao gừng) 20 g, bạch thược (sao vàng) 20 g, thổ phục linh (sao) 12 g, trạch tả (sao) 12 g, xa tiền tử (sao) 12 g, cam thảo dây 6 g.

- Chủ trị: Trẻ em suy dinh dưỡng (thời kỳ 3): Chân tay teo và giá lạnh, bụng to, mặt bủng, đại tiểu tiện ít, ăn uống kém, khó tiêu.

thuoc tri suy dinh duong anh 2

Quả tai chua trong bài Bổ tỳ thận lợi tiểu tiêu độc tán. Ảnh: SKĐS.

- Cách dùng, liều lượng: Các vị sao chế, phơi sấy khô tán bột mịn.

Trẻ em 1-3 tuổi, mỗi lần uống 2-4 g.

4-6 tuổi, mỗi lần uống 4-6 g.

7-10 tuổi, mỗi lần uống 6-8 g.

Ngày uống 3 lần, uống với nước trà.

- Kiêng kỵ: Kiêng ăn các thứ: Tanh, lạnh, sống, chua.

Phòng bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài ít nhất hai năm. Chỉ cân nhắc cho trẻ sử dụng sữa công thức khi tình trạng không đủ sữa mẹ không giải quyết nhanh chóng được.
  • Hướng dẫn các bà mẹ cho trẻ bú đúng cách.
  • Ăn thức ăn phong phú các loại, thường xuyên thay đổi món ăn, kích thích ngon miệng.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất thường xuyên để kích thích sự thèm ăn
  • Điều trị triệt để các bệnh lý tại đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý toàn thân,…

Cách lựa chọn sữa phù hợp với trẻ thừa cân, béo phì

Không chỉ các bé bị suy dinh dưỡng, với trẻ bị thừa cân, béo phì, sữa là thực phẩm cần thiết hàng ngày. Mỗi ly sữa chứa đầy đủ khoáng chất, giúp trẻ phát triển toàn diện.

https://suckhoedoisong.vn/3-bai-thuoc-tri-suy-dinh-duong-o-tre-em-169220531182829471.htm

Mai Phương/Sức khỏe Đời sống

Bạn có thể quan tâm