Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người sau điều trị Covid-19 rất quan trọng để cải thiện sức khỏe và các chức năng cho cơ thể. Đặc biệt, vào thời điểm sau khi mắc Covid-19, sức đề kháng và hệ miễn dịch suy giảm và hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, trong giai đoạn hậu Covid-19, người bệnh cần đặc biệt chú ý tăng cường dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe.
Thực phẩm giàu vitamin C
Theo India Times, ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung vitamin C tự nhiên từ thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể xây dựng hàng rào bảo vệ sức khỏe.
Còn được gọi là axit ascorbic, vitamin C tan trong nước, giàu chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các nguồn thực phẩm chính cung cấp vitamin C bao gồm trái cây có múi, rau lá đậm, ổi, kiwi, bông cải xanh, dâu tây và đu đủ.
Thực phẩm giàu vitamin D
Nghiên cứu của Viện Khoa học Y tế Nizam (NIMS) và Bệnh viện Gandhi (Ấn Độ) được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 5/2021 chỉ ra việc bổ sung vitamin D có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân Covid-19 cả trong quá trình điều trị và phục hồi.
Ngoài ra, vitamin D tương tác với các thụ thể ACE2 trong cơ thể, có khả năng ngăn chặn virus liên kết với chúng và giảm các biến chứng liên quan Covid-19. Dưỡng chất này cũng đóng vai trò bảo vệ và hỗ trợ chữa lành các mô bị tổn thương, chủ yếu ở phổi.
Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm nấm, lòng đỏ trứng, sữa và sản phẩm từ sữa.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh hơn trong giai đoạn hậu Covid-19. Ảnh: Indiatimes. |
Thực phẩm giàu protein
Protein là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất tăng cường cơ bắp, sức đề kháng của cơ thể. Protein giúp chữa lành các tế bào chết do SARS-CoV-2 gây ra.
Những người đang hồi phục sau mắc Covid-19 cần được cung cấp đủ lượng protein để ngăn ngừa mất cơ và duy trì các chức năng trao đổi chất. Những điều này cũng làm giảm nguy cơ mệt mỏi, suy nhược. Thiếu hụt protein cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, gây di chứng hậu Covid-19 và kéo dài thời gian hồi phục.
Các loại thực phẩm giàu protein bao gồm hạt và quả hạch, đậu lăng, sản phẩm từ sữa, thịt gà, trứng và cá.
Thực phẩm kháng virus tự nhiên
Một số loại thực phẩm có đặc tính kháng virus và được tiêu thụ nhiều trong mùa lạnh để tránh cảm lạnh và ho.
Những người trong giai đoạn hồi phục hậu Covid-19 nên tiêu thụ một số loại thảo mộc và gia vị có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và kháng virus như đinh hương, quế, tỏi, gừng và tiêu đen để tăng cường khả năng miễn dịch.
Bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể
Việc uống đủ nước trong khi mắc Covid-19 và sau khi khỏi bệnh là điều rất quan trọng. Covid-19 khiến cơ thể sụt giảm năng lượng, vì vậy, người bệnh bắt buộc phải tiêu thụ các loại thực phẩm cung cấp sức mạnh cho cơ thể.
Trong đó, nước đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung khoáng chất, vitamin và thải độc tố ra ngoài. Ngoài ra, uống đủ lượng nước lọc cần thiết mỗi ngày, những người đang hồi phục sau Covid-19 có thể bổ sung chất lỏng từ nước dừa, sinh tố, nước ép, rau xanh, hoa quả,...
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.