Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 điều cần biết để ngăn ngừa và khắc phục hăm tã cho con

Bị hăm tã khiến bé thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.

Dưới đây là những thông tin hữu ích, giúp cha mẹ có cách ngăn ngừa và khắc phục hăm tã cho con hiệu quả.

Nguyên nhân gây hăm tã

Nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã, từ không thay tã thường xuyên, do đồ ăn, bé bị ốm đến do cọ xát, dị ứng... Trẻ không được thay tã thường xuyên khiến làn da ẩm ướt trong thời gian dài, tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây hăm tã.

Bé chuyển từ ăn đồ lỏng sang thức ăn đặc làm tính chất phân bị thay đổi và đi nặng nhiều hơn, khiến bé thường bị hăm. Đôi khi, bé ăn phải các thực phẩm gây dị ứng dẫn tới tiêu chảy. Tã thường xuyên bị bẩn, làn da cọ xát nhiều lần với chất thải nên dễ bị hăm, viêm nhiễm.

Tã có thể cọ xát với làn da mỏng manh của bé và gây trầy xước, dẫn tới bị hăm tã. Da bé sẽ bị tổn thương hơn nếu mẹ dùng chất liệu tã khô ráp. Bên cạnh đó, khi bị ốm bé có thể phải dùng kháng sinh, tăng nguy cơ bị hăm do nấm men phát triển mất kiểm soát.

Tre bi ham ta anh 1
Hăm tã khiến da khô, sưng đỏ, ngứa ngáy dữ dội.

Ngoài ra, nếu mẹ quên thay tã, da bé sẽ phải tiếp xúc lâu hơn với nước tiểu và phân, gây kích ứng da, cho vi khuẩn dễ sinh sôi và khiến tình trạng hăm trở nên tồi tệ hơn.

Hăm tã có thể xảy ra khi làn da bé ẩm ướt, nên nhiều mẹ sử dụng phấn rôm để giữ cho da khô thoáng. Tuy nhiên, việc lạm dụng phấn rôm có thể khiến lỗ chân lông bị tắc, không thể thoát mồ hôi hay dầu nhờn, kết quả là hăm tã lan rộng hơn.

Không ít mẹ quấn tã cho trẻ chặt để tránh tình trạng trẻ đi nặng ra ngoài hoặc làm tuột tã. Tuy nhiên, tã chặt khiến làn da không thể “thở”, mồ hôi sẽ bị giữ lại và khiến da ẩm ướt nhiều hơn.

Cách khắc phục hăm tã hiệu quả

Mỗi trẻ có cơ địa và tình trạng hăm tã khác nhau. Nếu bé chỉ bị hăm tã nhẹ, chưa xuất hiện mụn nước và các vết trợt, mẹ có áp dụng một số phương pháp dân gian, kết hợp với kem bôi chống hăm.

Mẹ có thể dùng một nắm lá trà xanh tươi rửa sạch, thêm chút muối và đun sôi. Nước lá trà xanh còn ấm có thể được dùng để tắm cho trẻ mỗi ngày một lần. Lá trà xanh có công dụng kháng viêm, chữa lành thương tổn trên da và giúp các vết trợt mau se.

Một cách khác là dùng 4 lá trầu không già vò nát đem đun với 2 lít nước và thêm một chút muối, để nước nguội tự nhiên sau đó dùng tắm cho trẻ hàng ngày. Nước lá trầu không có tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn và giúp các vết loét mau khô.

Mẹ cũng có thể lấy một nắm lá khế tươi rửa sạch đun thành nước tắm cho trẻ. Lá khế có tác dụng kháng viêm, tiêu độc và làm mát da.

Tre bi ham ta anh 2
Sau khi tắm với các loại nước lá trên, mẹ hãy tắm cho bé một lần nữa với nước sạch.

Ngoài việc tắm nước lá, mẹ có thể kết hợp với các loại kem bôi dưỡng da cho trẻ. Làn da của trẻ nhỏ có cấu trúc rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, kem bôi cho bé nên là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng.

Được bào chế từ tinh chất cúc La Mã và nano curcumin - tinh nghệ ở dạng nano có tác dụng thẩm thấu cao, Kem Em Bé là sản phẩm được nhiều mẹ tin dùng. Bộ đôi tinh chất này có khả năng kháng viêm tự nhiên, giúp làm lành da và ngăn ngừa thâm sẹo. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa kẽm oxyd có tác dụng làm săn da và sát trùng nhẹ; lanolin, dầu hạnh nhân, vitamin E mang tới sự mềm mại cho da và bảo vệ da.

Tre bi ham ta anh 3
Kem Em Bé có thành phần an toàn.

Ngay sau khi rửa vùng da bị hăm bằng các loại nước lá và nước ấm, mẹ có thể dùng khăn mềm lau khô và thoa Kem Em Bé. Lúc này, làn da còn ẩm sẽ phát huy tác dụng của Kem Em Bé tốt hơn. Điều này cần thực hiện 2-3 lần/ngày.

Khi tình trạng của bé không cải thiện hoặc nặng hơn, mẹ cần đưa bé tới các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị.

Phương pháp hạn chế hăm tã

Hăm tã là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng các mẹ hoàn toàn có thể hạn chế hăm tã bằng một số mẹo đơn giản. Trong đó, mẹ nên hạn chế mặc tã, đóng bỉm cho bé. Nếu không thật sự cần thiết, mẹ hãy để bé được giải phóng khỏi tã và ngưng dùng tã càng sớm càng tốt. Việc sử dụng tã, bỉm quá thường xuyên dễ làm da bé kích ứng.

Sau khi bé đi vệ sinh, mẹ nên lau rửa sạch và nhẹ nhàng cho bé bằng nước ấm, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng vì có thể khiến da khô, bé thêm đau rát. Bé cũng cần được thay tã thường xuyên kể cả khi tã không bị bẩn.

Mẹ cũng cần chọn mua tã tốt và có khả năng thấm hút, đổi loại tã khi thấy bé có dấu hiệu bị dị ứng. Bên cạnh đó, việc giữ phòng ngủ luôn thông thoáng, độ ẩm phù hợp sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu cũng như phòng ngừa vi khuẩn và các yếu tố gây dị ứng xâm nhập.

Diệp Trà

Bạn có thể quan tâm