Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 kiểu ‘chạm’ giúp bạn kéo gần khoảng cách với người thân yêu

Dành thời gian chia sẻ, thêm một phần dũng khí nói lời yêu thương và lại gần bố mẹ qua những “cái chạm” giúp bạn thêm hiểu và thêm thương.

TS Helene Brenner - nhà tâm lý học lâm sàng và tác giả của cuốn “I know I'm in there somewhere” - nhận định sự thân mật là “cây cầu” để chúng ta xây dựng một mối quan hệ, trong đó có tình thân. Theo vị chuyên gia, có 3 kiểu “chạm” cơ bản giúp kéo gần mọi khoảng cách trong gia đình.

“Cái chạm” vật lý

Trưởng thành rồi, bạn có thường xuyên thể hiện tình cảm với bố mẹ qua những “cái chạm” vật lý, chẳng hạn vòng tay ôm xiết, nụ hôn phớt lên má mỗi sáng, cái siết tay mỗi khi sầu lo? Tất cả tiếp xúc này được gọi là cử chỉ thân mật cơ thể.

Tất nhiên, cách thể hiện cử chỉ thân mật thay đổi tùy theo từng gia đình, phụ thuộc nền tảng văn hóa xã hội. Ở các quốc gia phương Tây, tình cảm của bố mẹ và con cái thường được thể hiện sôi nổi qua những cái ôm và nụ hôn. Nhưng lớn lên trong gia đình người Việt cũng như ở các quốc gia Á Đông, bạn sẽ học được “chân lý” tình yêu không phải lúc nào cũng được thể hiện bằng hành động trực tiếp.

PNJ,  cai cham anh 1

Những cử chỉ thân mật cơ thể giúp bạn gửi thông điệp yêu thương đến bố mẹ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc kết hợp giao tiếp bằng mắt và hành động có thể gửi đi thông điệp yêu thương mà không cần bất kỳ từ ngữ nào. Cách mẹ ôm ghì con vào lòng khi chạm tay vào sinh linh bé bỏng vừa chào đời đã tạo nên sợi dây gắn kết thiêng liêng: Tình mẫu tử. Hay cái vỗ vai chứa đầy sự chở che của bố giúp bạn thấy mạnh mẽ hơn trước những khó khăn phải đối mặt trong đời…

PNJ,  cai cham anh 2

Thân mật với bố mẹ giúp bạn cảm thấy dễ chịu, ấm áp.

Dù đã bên bố mẹ từ lúc vừa chào đời, sống chung dưới mái nhà hay đang cách nhau hàng nghìn cây số, những cử chỉ gần gũi như nắm tay, ngồi cạnh, chạm nhẹ vào vai hay cái ôm ấm áp vẫn cần thiết để duy trì mối quan hệ khăng khít. Trên hết, đó là cách bạn “bắc cầu nối” cảm xúc, giúp bố mẹ và chính mình thấu tỏ: “Thì ra ôm con cái vào lòng, chạm vào người thân yêu dễ chịu và ấm áp nhường nào”.

“Cái chạm” cảm xúc

“Sự gần gũi về mặt cảm xúc giúp chúng ta nhận thấy tầm quan trọng của việc lắng nghe người khác, đồng thời biết rằng bản thân cũng được lắng nghe. Đây là điều kỳ diệu xảy đến sau khi thực hành thân mật cảm xúc”, Madeline Lucas - nhà trị liệu kiêm Giám đốc nội dung về lâm sàng tại Real - chia sẻ trên Wellandgood.

Nói rõ hơn, chuyên gia tâm lý nhận định cái “chạm” về mặt cảm xúc là duy trì cảm giác gần gũi thông qua việc thể hiện suy nghĩ, niềm tin cá nhân, tỏ bày nội tâm. Ở chiều ngược lại, bạn cũng cảm nhận được đối phương thấu hiểu và lắng nghe.

PNJ,  cai cham anh 3

Chia sẻ là cách đơn giản để thấu hiểu nhau.

Bạn có thể thực hành thân mật cảm xúc với bố mẹ hàng ngày bằng cách chia sẻ trải nghiệm cá nhân và lắng nghe câu chuyện của họ. Chủ động tắt laptop mỗi tối, ngừng dùng smartphone để tập trung xem thời sự hay bình luận bóng đá cùng bố; tỉ tê với mẹ về người bạn mới; ngồi cạnh “anh chị nhà” để nghe họ nhỏ to vài câu chuyện xóm giềng… là những hành động nhỏ nhưng có sức mạnh kết nối cảm xúc lớn lao. Thiếu vắng sự chia sẻ, chúng ta bỏ lỡ cơ hội vun đắp mái ấm gia đình.

“Cái chạm” trải nghiệm

Thân mật trải nghiệm là cách bạn mang lại những “tương tác ngoài dự kiến” cho bố mẹ, điển hình là chuyến du lịch không-nhân-dịp-gì hoặc món quà bé xinh. Tất cả tạo nên ký ức đáng nhớ - điều kiện cần để duy trì sự thân mật trong một mối quan hệ gia đình.

PNJ,  cai cham anh 4

“Cái chạm” lấp đầy xúc giác sẽ dẫn lối đến sự thân mật trong cảm xúc và trải nghiệm. Ảnh chụp website PNJ.

Cũng theo TS Helene Brenner, trong 3 kiểu gần gũi, “cái chạm” vật lý là tiền đề để chúng ta xây dựng các gắn kết lớn lao hơn với bố mẹ, cụ thể là “chạm” cảm xúc và “chạm” trải nghiệm. Trong gia đình, việc tiếp xúc thân mật qua những “cái chạm” tích cực giúp bạn kéo gần khoảng cách, xua tan ngại ngần, từ đó sẵn sàng mở lòng để thấu hiểu và thêm thương bố mẹ.

Tuy nhiên, ba kiểu “chạm” không tách rời mà cần được phối hợp và thực hành thường xuyên để nuôi dưỡng sự kết nối, thông qua những hành động thiết thực. Chẳng hạn mua món trang sức dành riêng cho bố/mẹ là phương thức đơn giản nhưng hữu hiệu trong việc gắn kết từ cơ thể đến cảm xúc. Đứng sau tấm lưng mẹ để đeo lên sợi dây chuyền mới mua, bạn sẽ nhớ quay quắt những buổi chiều xưa ngắm bóng mẹ tất bật trong bếp để chuẩn bị bữa cơm ấm nóng thuở ấu thơ. Cầm tay bố và lồng chiếc đồng hồ mới tinh tươm, bạn sẽ nhận ra thời gian đang lưu dấu trên đôi tay đấng sinh thành những dấu vết khắc khoải.

Món quà trang sức không chỉ là kỷ vật quý giá để trao gửi tình thương mà còn hàm chứa lời cảm ơn bạn dành cho đấng sinh thành, khiến họ cảm thấy được trân trọng và nâng niu. Trên hết, tặng trang sức là “cái cớ” để bạn chạm vào bố mẹ một cách tinh tế, từ đó cảm nhận những xúc cảm và ký ức tưởng chừng đã quên lãng, để thêm hiểu và thương họ nhiều hơn.

'Cái chạm' - chất xúc tác để người thân thêm gần, thêm thương

Với bố mẹ và con cái, nếu thiếu mất những cái ôm, nụ hôn tạm biệt hay cái nắm tay và vuốt ve làn tóc, “bể yêu thương” sẽ mãi chẳng thể đong đầy.

PNJ tin rằng kết nối đúng nghĩa về cử chỉ, cảm xúc, tinh thần giúp chúng ta thật sự thấu hiểu những người thân yêu. Vì vậy, để đồng hành cùng bạn trên hành trình trao yêu thương đến những người quan trọng trong cuộc đời, PNJ khởi xướng chiến dịch cùng thông điệp ý nghĩa: “Đeo thêm gần, chạm thêm thương”.

Bênh cạnh đó, PNJ mang đến loạt chương trình “Tích lũy ưu đãi quà tặng tình thân” diễn ra từ 4/5 đến 14/5 với ưu đãi hấp dẫn: Quà tặng cài áo thời trang; tích lũy tặng trang sức vỏ đến 100 triệu đồng; tiết kiệm đến 500.000 đồng khi check-in cùng mẹ tại cửa hàng.

Thời gian hữu hạn nhưng tình thương với người thân là vô hạn. Vậy nên, bạn đừng ngần ngại tạo nên khoảnh khắc thân mật qua những cái "chạm" tinh tế với quà tặng trang sức, từ đó giúp mọi người thêm gần, thêm thương. Độc giả tham khảo tại đây.

Tú Chi

Bạn có thể quan tâm