Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

3 kỹ năng học sinh cần có trong nền giáo dục 4.0

Theo Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Junior Achievement, giải quyết vấn đề, hợp tác và khả năng thích ứng là 3 kỹ năng quan trọng học sinh cần có trong nền giáo dục 4.0.

Giáo dục 4.0 định nghĩa lại giáo dục như một trải nghiệm toàn diện, trọn đời. Trong đó, người học có trách nhiệm tự xây dựng kỹ năng cho bản thân, giáo viên và cố vấn chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

Phát biểu tại Hội nghị thường niên về Kinh tế Thế giới, ông Asheesh Advani, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức phi lợi nhuận Junior Achievement, học sinh, sinh viên cần được trang bị 3 kỹ năng quan trọng sau để nâng tầm giáo dục cũng như phục vụ cho công việc tương lai.

Theo ông, sự xuất hiện của giáo dục 4.0 mang đến cơ hội duy nhất để nâng cấp hệ thống giáo dục, chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời giảm sự bất bình đẳng trong các hệ thống giáo dục và tận dụng triển vọng của công nghệ giáo dục.

giao duc 4.0 anh 1

Giải quyết vấn đề, hợp tác và khả năng thích ứng là 3 kỹ năng quan trọng học sinh cần có trong nền giáo dục 4.0. Ảnh: JA Worldwide.

Bằng cách tập trung vào việc xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề, hợp tác và khả năng thích ứng, giáo dục 4.0 mang đến cho những người trẻ tuổi cơ hội lớn nhất có thể để thành công trong nền kinh tế toàn cầu, World Economic Forum đưa tin.

Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là kỹ năng hàng đầu hoặc gần như hàng đầu của mọi trường đại học và công ty.

Sinh viên biết giải quyết vấn đề là những người tiếp cận vấn đề bằng sự tò mò, sẵn sàng đón nhận thử thách. Họ biết nghiên cứu tình huống làm việc và đặt câu hỏi để xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề, hợp tác đưa ra các giải pháp tiềm năng sau khi xác minh nguyên nhân, thử nghiệm các giải pháp ở quy mô nhỏ, xem xét kết quả của những thử nghiệm đó, mở rộng quy mô giải pháp tốt nhất và tiếp tục theo dõi giải pháp để đảm bảo giải pháp đó thực sự giải quyết được vấn đề.

Ngoài ra, để giải quyết được vấn đề, sinh viên còn phải vận dụng tốt những nền tảng cơ bản như tính sáng tạo, phân tích dữ liệu, tính kiên trì và tư duy phản biện.

Trong loạt bài của Viện Brookings về giảng dạy các kỹ năng tương lai, nhà giáo dục Kate Mills cho hay học sinh của mình luôn tìm cách giải quyết những "sự cố bình thường" trong lớp học, đặt tên và mô tả các bước đã làm để có thể giải quyết vấn đề.

“Sau một vài tuần, hầu hết cả lớp đều hiểu rằng giáo viên ở đó không phải để giải quyết vấn đề cho học sinh, mà để hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề", cô Mills cho rằng cô có thể hỗ trợ học sinh bằng cách cung cấp cho họ nhiều cách có thể tham khảo nếu gặp khó khăn.

Theo cô, vai trò của người giáo viên trong lớp học là phải tạo ra môi trường để học sinh tự biết cách giải quyết vấn đề thay vì "cầm tay chỉ việc" họ.

Hợp tác

Về cốt lõi, hợp tác là làm việc tốt với những người trong nhóm với tư cách là trưởng nhóm hoặc với thành viên.

Những sinh viên có khả năng hợp tác có thể sử dụng tốt dữ liệu. Họ có khả năng thuyết phục hiệu quả nhưng cũng rất cầu thị. Họ cũng là những người biết tôn trọng khi giao tiếp hoặc tích cực lắng nghe.

Những người có khả năng hợp tác tốt có thể xây dựng mối quan hệ với tất cả các loại tính cách, phong cách hay môi trường làm việc. Họ có thể nhanh chóng hành động để giảm căng thẳng và giải quyết xung đột trong bất kỳ nhóm nào.

giao duc 4.0 anh 2

Những sinh viên có kỹ năng hợp tác tốt có triển vọng việc làm và thăng tiến tốt hơn những sinh viên khác. Ảnh: Unsplash.

5 năm trước, nhà xuất bản giáo dục Pearson Education của Anh đã hợp tác với Tổ chức Học tập Hợp tác thế kỷ 21 để xem xét và xây dựng một lớp học hợp tác với 3 hoạt động hợp tác chính hàng ngày: Giao tiếp giữa các cá nhân, giải quyết xung đột và quản lý nhiệm vụ.

Để thiết kế một lớp học hợp tác, tổ chức chia các học sinh thành nhiều nhóm khác nhau cho nhiều nhiệm vụ và dự án khác nhau. Các học sinh đảm nhiệm luân phiên vai trò.

Theo đó, kết quả báo cáo cho thấy những sinh viên có kỹ năng hợp tác tốt có triển vọng việc làm và thăng tiến tốt hơn những sinh viên khác.

Khả năng thích ứng

Khả năng liên tục thích ứng với các tình huống và thực tế mới từ lâu đã bị đánh giá thấp bởi vì đây là một kỹ năng khó xác định.

Kỹ năng thích ứng bao gồm việc thoải mái với sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh đến khả năng đưa ra quyết định và phát triển giải pháp dưới áp lực.

Những người có khả năng thích ứng tốt có thể chuyển đổi liên tục, hoan nghênh các cơ hội mới để học hỏi, thành thạo các kỹ năng mới và làm mới bản thân.

Một nhóm nghiên cứu của Australia đã nghiên cứu phản ứng của học sinh đối với sự mới lạ, không chắc chắn và thay đổi trong thập kỷ qua. Những phản ứng này bao gồm những điều chỉnh về nhận thức, hành vi tình cảm, cảm xúc.

Một cách giảng dạy khả năng thích ứng cho học sinh là tạo ra một quy trình tự điều chỉnh, trong đó học sinh tự đánh giá trình độ của mình trong một lĩnh vực cụ thể, thiết lập mục tiêu học tập, làm việc để xây dựng kinh nghiệm và kỹ năng, đánh giá lại trình độ, xác định các sửa đổi cần thiết để tiếp tục cải thiện. Theo thời gian, việc điều chỉnh, hoàn thiện các kỹ năng và hành vi sẽ tạo điều kiện cho tư duy thích nghi ở những người trẻ tuổi.

Sách về nghề giáo

Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:

Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.

Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên

Giáo dục thời hậu đại dịch

Theo India Today, các trường học phải thay đổi nhanh hơn do sự gián đoạn thị trường ngày nay và những thay đổi trong nhu cầu của các doanh nghiệp.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm