1. Vào những năm 1940, Đà Lạt còn được người Pháp gọi bằng biệt danh nào?
Dự án xây dựng Đà Lạt bắt đầu vào năm 1899. Ở thập niên 1940, nơi đây được mệnh danh là "Thủ đô mùa hè" bởi đặc trưng mát mẻ của khí hậu. Ảnh: Bazan Travel. |
2. Vì sao người Pháp chọn Đà Lạt làm nơi nghỉ dưỡng?
Nơi đây thỏa mãn đủ các điều kiện tự nhiên cần thiết để xây dựng một nơi nghỉ mát như độ cao thích hợp, diện tích rộng, nguồn nước bảo đảm, khí hậu ôn hòa... Ảnh: Thái Nguyên Pham Huy. |
3. Mái nhà hình chóp của nhà ga Đà Lạt biểu tượng cho điều gì?
Nhà ga Đà Lạt có 3 mái hình chóp cách điệu 3 đỉnh núi Lang Biang. Ngoài ra, tổng thể kiến trúc của nhà ga này còn biểu tượng cho các nhà rông truyền thống của người Tây Nguyên. Ảnh: redsvn. |
4. Nhà ga Đà Lạt từng là đầu mối cho tuyến đường sắt nào trong quá khứ?
Vào thời kỳ đầu, nhà ga Đà Lạt là ga đầu mối cho tuyến đường sắt Phan Rang - Đà Lạt. Tuyến đường này có chiều dài đến 84 km. Tuy nhiên, hiện nay ga chỉ có duy nhất một tuyến đường Đà Lạt - Trại Mát dài 7 km còn hoạt động. Ảnh: Tuan Dao. |
5. Cao đẳng sư phạm Đà Lạt từng được công nhận danh hiệu gì?
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được xây vào năm 1927 với mục đích ban đầu dành cho con cháu người Pháp và một số gia đình Việt giàu có. Trường được hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc độc đáo của thế giới ở thế kỷ 20. Ảnh: Hai Vinh Photo. |
6. Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được mở ra để đào tạo những ai?
Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt có nhiệm vụ đào tạo giáo viên cấp 2 cho tỉnh Lâm Đồng. Ngày nay, trường còn nhận đào tạo giáo viên cho các tỉnh khác như Đồng Tháp, Sông Bé... Ảnh: @phi.opuntia. |
7. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, một trong những người tham gia thiết kế Thiền viện Trúc Lâm, từng thiết kế cho công trình nổi tiếng nào của Việt Nam?
Thiền viện Trúc Lâm bắt đầu được xây dựng vào năm 1993. Bản thiết kế nơi đây do 2 kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc thực hiện và có sự tham gia của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người thiết kế Dinh Độc Lập ở TP.HCM. Ảnh: Phó Nháy. |
8. Tên của núi Lang Biang có nguồn gốc từ đâu?
Hai tiếng Lang Biang trong trên của ngọn núi được ghép từ tên của chàng K'lang, người Lát, và nàng H'biang, người Chil, 2 nhân vật trong một truyền thuyết của dân tộc K'Ho. Câu chuyện kể về tình yêu bi kịch của cặp đôi này. Họ yêu nhau, nhưng do lời nguyền của 2 gia tộc nên không thể đến được với nhau. Ngọn núi nơi đôi tình nhân chết được người dân đặt tên là Lang Biang để tưởng nhớ tình yêu của họ. Ảnh: Viet Fun. |