Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 người cùng làm việc trong bếp bất ngờ phải đi cấp cứu

Trong căn bếp hoàn toàn bình thường, không có mùi lạ nhưng 2 người đột ngột ngất xỉu, một người có biểu hiện khó chịu, phải nhập cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai.

Một nạn nhân trong vụ ngộ độc khí CO tại Hà Nội. Ảnh: BVCC. 

Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị này đã tiếp nhận 5 trường hợp ngộ độc khí CO (Carbon monoxide). Trong đó, 3 ca ngộ độc từ một căn bếp ở Hà Nội và một gia đình 2 mẹ con do dùng máy phát điện.

Theo TS.BS Lê Quang Thuận, Phó giám đốc Trung tâm, các trường hợp này có nồng độ CO trong máu cao hơn cả các nạn nhân ở vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội hồi tháng 9/2023.

Đột ngột ngất xỉu vì ngộ độc

Theo một trong 3 nạn nhân ngộ độc tại một nhà hàng tại Hà Nội, vụ việc xảy ra trong căn bếp khoảng 25-30 m2 với 6 người cùng làm việc. Ở thời điểm này, căn phòng không có mùi gì bất thường nhưng có 2 người đột ngột ngất xỉu. Một người có biểu hiện khó chịu, phải nhập cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai.

Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện một nạn nhân ngất xỉu có nồng độ CO trong máu rất cao, lên tới hơn 30%. Trong khi bình thường, nồng độ này chỉ khoảng dưới 1%.

Dù đã trải qua hơn 10 ngày điều trị oxy cao áp, dùng thuốc dự phòng tránh biến chứng, bệnh nhân vẫn chưa ổn định hoàn toàn.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, gần đây, trung tiếp nhận nhiều ca ngộ độc khí CO mà không phải do cháy nổ như chạy máy phát điện để khu vực thông với phòng có người sinh hoạt, ngồi trong ôtô và bị ngộ độc do hít phải khí CO từ khói xe, sử dụng bình đun nước nóng, bồn chiên dầu sử dụng bằng khí gas...

"Vụ ngộ độc khí CO ở căn bếp tại nhà hàng nêu trên chắc chắn do các thiết bị đun nấu đốt khí gas nhưng cháy không hoàn toàn nên tạo ra khí CO. Đáng chú ý, căn bếp mới lắp đặt, các thiết bị đều hoàn toàn mới và đang trong giai đoạn ngày đầu chạy thử. Loại bồn chiên dầu sử dụng đồng thời khí gas và điện là các thiết bị có nguy cơ cao", TS Nguyên đánh giá.

Trường hợp nhẹ vẫn gặp di chứng

CO là chất khí không màu, không mùi, không gây kích ứng đường hô hấp nên rất khó nhận biết trong không khí.

Khí được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất liệu có chứa carbon như xăng, dầu, khí đốt tự nhiên, gỗ hoặc than củi, nhựa, vải, rơm, rạ... Một số trường hợp cá biệt do các hóa chất được hấp thu qua da vào trong cơ thể rồi mới được chuyển hóa thành khí CO và gây ngộ độc.

Trong trường hợp nhẹ, nạn nhân có thể xuất hiện hiện tượng buồn nôn, đau đầu, dễ tưởng nhầm là cảm cúm hay ngộ độc thức ăn. Nếu bị ngộ độc nặng, nạn nhân có thể bất tỉnh, thậm chí không qua khỏi.

ngo doc CO anh 1

Bác sĩ Trung tâm Chống độc chẩn đoán hình ảnh tổn thương não của bệnh nhân ngộ độc CO. Ảnh: BVCC.

Tiến sĩ Nguyên cho hay sau khi được điều trị, 50% bệnh nhân nhiễm độc khí CO nhẹ vẫn sẽ có các di chứng về tâm thần, thần kinh, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ sau này.

Bên cạnh đó, 1/3 người bị ngộ độc nặng ban đầu có tổn thương tim mạch sẽ qua đời trong vòng 8 năm sau do biến chứng loạn nhịp tim. Người sau 35 tuổi bị ngộ độc CO thường nguy cơ bị di chứng nhiều hơn.

Do đó, việc điều trị sớm và tích cực sẽ giảm mức độ nặng, giảm nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng.

Theo Giám đốc Trung tâm Chống độc, hiện nay có rất nhiều nguy cơ mới gây ngộ độc khi CO như các thiết bị sử dụng khí gas, hóa chất dung môi tẩy sơn chứa methylene chloride, methylen bromide...

TS Nguyên cho rằng xác cơ quan chức năng cần có biện pháp quản lý, kiểm định để đảm bảo các thiết bị máy móc và hóa chất này đảm bảo chất lượng và an toàn.

"Các thiết bị và hóa chất có khả năng gây ngộ độc CO luôn phải có kèm cảnh báo nguy cơ để người tiêu dùng sử dụng biết và phòng tránh. Những nơi có thể phát sinh khí CO như phòng bếp cần lắp các thiết bị theo dõi và báo động nồng độ khí CO, khí gas để kịp thời phát hiện các trường hợp nguy hiểm, tránh xảy ra các vụ ngộ độc hoặc cháy nổ đáng tiếc”, TS Nguyên khuyến cáo.

Khi hơi thở hóa thinh không

Câu chuyện cảm động khi đứng trước ranh giới sinh tử của bác sĩ Paul Kalanithi đã khiến hàng triệu độc giả rơi nước mắt. Sau khi được xuất bản tại Mỹ, cuốn sách nhiều tháng liền đứng đầu bảng trong danh sách Basic Medical Sciences và nhiều tuần đứng trong list #1 của New York Times Best seller. Khi hơi thở hóa thinh không đích thực là một sự ám ảnh, là lời nhắc nhở về ý nghĩa của cuộc sống và cũng là gợi mở cho những ai đang loay hoay tìm kiếm mục đích sống.

Bé trai không qua khỏi sau 4 ngày sốt cao

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đắk Lắk sáng 16/8 đã có báo cáo về ca sốt xuất huyết đầu tiên không qua khỏi trên địa bàn tỉnh.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm