Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

3 quan điểm cố hữu của mẹ Việt khiến con khó phát triển toàn diện

Khác với quan điểm của nhiều mẹ Việt, sự phát triển thể chất của trẻ không nằm ở thước đo “cân nặng vượt chuẩn”.

Theo báo cáo “Phòng chống thừa cân và béo phì ở trẻ em” của UNICEF, ước tính đến năm 2030, Việt Nam có khoảng 1,9 triệu trẻ em béo phì. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề thừa cân ở trẻ có thể đến từ nỗi ám ảnh “nuôi con còi”, quan điểm “mập mạp ít đau ốm” hay “trẻ béo khỏe sẽ cao lớn về lâu dài”,... của nhiều bậc làm cha mẹ.

Ở chung với bố mẹ chồng, chị Thùy (Hà Nội) thường xuyên bị góp ý về cách chăm con khi cu cậu ăn nhiều nhưng mập chẳng bao nhiêu, lại thấp hơn bạn bè cùng xóm. Thời điểm dịch bùng phát năm ngoái, chị nghỉ việc tại xí nghiệp và làm nội trợ toàn thời gian, tập trung chăm lo cho bữa ăn hàng ngày của con trai 5 tuổi. Tuy nhiên, sau 2 tháng bồi bổ, con chị không tăng cân mà ngày càng ngán cơm.

Được các chị em trên group mẹ đảm hướng dẫn, chị quyết định áp dụng thực đơn dinh dưỡng chuyên biệt cho con. Mỗi ngày, chị ép con uống ít nhất 4 ly sữa bổ sung protein và chất béo hỗ trợ tăng cân, tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng như yến chưng, vitamin đủ loại. Nhiều hôm con lười ăn, chị dẫn bé đi rong dưới sân chung cư để đút hết tô cơm hay hộp sữa.

Cứ như vậy tới khi vào lớp 1, cu cậu nhà chị Thùy cao 1,15 m nhưng nặng đến 25 kg. Dù được nhiều người góp ý, chị khẳng định “béo là bệnh sung sướng”, bởi khi ăn uống đủ chất con mới tăng cân nhanh, nhờ đó thêm khỏe mạnh.

Trường hợp của chị Thùy là chuyện không của riêng ai. Đây cũng là quan điểm chăm con của nhiều bà mẹ Việt. Trong nếp nghĩ của nhiều người, mảnh mai đồng nghĩa với yếu ớt, bệnh vặt, kém thông minh. Một số khác quan niệm con gầy do mẹ chăm vụng, gia đình thiếu thốn.

Nutifood,  GrowPLUS+ Trang anh 1

Trái với quan điểm trên, các chuyên gia dinh dưỡng không đánh giá sự tăng trưởng, khỏe mạnh và thông minh của trẻ chỉ qua cân nặng. Bởi quá trình phát triển lành mạnh của trẻ nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài cân nặng như chiều cao, chế độ ăn, hoạt động thể chất, phản xạ giao tiếp,… Các chuyên gia cũng khuyến cáo việc tăng cân nhanh và liên tục có thể khiến trẻ đối mặt nguy cơ béo phì - “cửa ngõ” của nhiều căn bệnh đáng lo ngại.

Trong thông cáo phát hành vào Ngày béophì thế giới 2022, WHO lưu ý béo phì là căn bệnh ảnh hưởng tiêu cực đến mọi bộ phận trong cơ thể, trong đó có tim, gan, thận, khớp và cơ quan sinh sản.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến loạt bệnh không lây nhiễm (NCD) như tiểu đường loại II, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ. Hơn thế, người bị béo phì cũng có nguy cơ nhập viện vì Covid-19 cao gấp 3 lần.

Trừ Covid-19, tất cả căn bệnh kể trên từng được xem là bệnh của người lớn. Chia sẻ trên chuyên trang sức khỏe Nemours KidsHealth, TS Mary L. Gavin - chuyên gia y khoa tại Trung tâm Truyền thông Nemours về lĩnh vực chăm sóc y tế cho trẻ em (Nemours Center for Children’s Health Media) - cho biết trẻ béo phì có nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe, trong đó có các bệnh tưởng chừng chỉ có ở người trưởng thành.

Đặc biệt, trẻ béo phì có thể mắc bệnh về xương khớp, có xu hướng trưởng thành sớm hơn bạn bè cùng lứa tuổi.

Một khía cạnh khác ít được quan tâm là vấn đề tâm lý ở trẻ béo phì. Do ngoại hình, trẻ có thể hứng chịu những lời trêu chọc từ bạn bè, nảy sinh tâm lý mặc cảm, tự ti dẫn đến rối loạn tâm lý.

Trên nhiều diễn đàn của các mẹ nuôi con nhỏ, những lời than thở về cân nặng và chiều cao của con chiếm đa số. Các bậc cha mẹ thường thảo luận về vấn đề “bé nhẹ cân dẫn đến lùn” hay “còi, chậm phát triển nên thấp hơn bạn bè” và nhận về các lời khuyên như “cho bé ăn nhiều hơn để phát triển chiều cao”, “bổ sung canxi cho con”,… Với một số bậc phụ huynh Việt Nam, quan niệm "trẻ con mập mạp thường cao lớn" có xu hướng ăn sâu vào tiềm thức.

Dù vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả trẻ to béo sẽ cao lớn trong tương lai. Báo cáo “Tăng trưởng và dậy thì ở trẻ béo phì” của khoa Nhi, Trung tâm Y tế Đại học Konkuk (Seoul, Hàn Quốc) chỉ rõ trẻ béo phì thường cao hơn so với bạn đồng trang lứa nhưng cũng béo hơn và trưởng thành nhanh hơn.

Tuy nhiên khi trưởng thành, trẻ khó đạt được chiều cao tối ưu vì tình trạng thừa mỡ thời thơ ấu ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tăng trưởng và dậy thì.

Điều này cũng được chứng minh trong nghiên cứu với trẻ em béo phì ở Hàn Quốc, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ vitamin D và chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể). Trong số trẻ em tham gia khảo sát, 84,4% không đạt lượng vitamin D cần thiết.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ mức độ vitamin D ở trẻ béo phì thấp hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Chưa kể, trẻ béo phì hoặc có nguy cơ béo phì thường có xu hướng thích đồ ăn nhiều chất béo, đồ ngọt, thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng, sữa,…

Bác sĩ Trương Hồng Sơn - Phó tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam - nhận định các loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, trứng giàu canxi nhưng cũng giàu năng lượng.

Nếu nạp với số lượng nhiều, con có thể thừa năng lượng, kéo theo tình trạng tăng cân hay dậy thì sớm, cản trở hấp thu canxi. Khó hấp thu canxi khiến xương không đủ lượng canxi cần thiết để phát triển, dẫn đến tình trạng chiều cao khó đạt mức tối ưu khi trưởng thành.

Ở góc độ thể chất, khi trẻ thừa cân, cơ thể nặng nề, quá sức chịu đựng của xương có thể hạn chế tăng trưởng chiều cao. Trẻ béo phì cũng có thể rơi vào tâm lý sợ vận động, chỉ thích ngồi một chỗ. Đây là nguyên nhân gây ra sự thụ động trong sinh hoạt, học tập, vận động, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Có một số nguyên tắc quan trọng nhằm kiểm soát cân nặng ở trẻ nhỏ, trong đó có quan điểm cắt giảm đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,… để giảm cân. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là quan điểm đúng nhưng chưa chủ.

Thức ăn nhanh, đồ chiên rán chỉ là một trong nhiều tác nhân gây béo phì. Chế độ dinh dưỡng thiếu đa dạng như ít rau xanh, trái cây; hạn chế chất xơ, vitamin và khoáng chất; nhiều thịt, chất béo, đạm, tinh bột; uống sữa giàu năng lượng vô tội vạ cũng gây dư thừa năng lượng, dẫn đến nguy cơ béo phì.

Do đó, ngoài hạn chế tối thiểu thực phẩm không lành mạnh như đồ chiên rán, đồ ngọt,… Bộ Y tế chỉ rõ trẻ thừa cân, béo phì cần giảm bớt chất béo, bột đường trong khẩu phần ăn; bổ sung đủ hoa quả, rau xanh,… Phụ huynh cần theo dõi các chỉ số của con, đặc biệt là chỉ số BMI để giúp trẻ phát triển cân đối.

Nutifood,  GrowPLUS+ Trang anh 2

Còn theo bác sĩ Trương Hồng Sơn, “lời giải” khẩu phần cho trẻ thừa cân cần tuân thủ nguyên tắc: Không nạp nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhưng vẫn đảm bảo vi chất dinh dưỡng. Trong đó, cơ thể trẻ cần được cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, tập trung vào 29 loại vi chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm, các vitamin A, D, K2,…

Tương tự với sữa, cha mẹ cần chọn loại có năng lượng thấp và hàm lượng vi khoáng cao. Đây là nguyên tắc trong điều trị, kiểm soát cân nặng của trẻ thừa cân, béo phì.

Cũng theo các chuyên gia, trong trường hợp trẻ có nguy cơ thừa cân, bố mẹ có thể bổ sung sữa công thức hỗ trợ kiểm soát cân nặng, tối ưu nhu cầu dinh dưỡng đặc thù cho trẻ em Việt Nam, đồng thời hỗ trợ trẻ tăng chiều cao và phát triển trí não.

Ra đời nhằm giải quyết những nhu cầu dinh dưỡng và đặc thù thể trạng của trẻ em Việt Nam, Nutifood GrowPLUS+ Trắng (thương hiệu của Nutifood Thụy Điển) được nghiên cứu và nhập khẩu 100% từ Thụy Điển.

Đây là dòng sản phẩm đặc trị cho trẻ béo phì hoặc có nguy cơ béo phì, với công dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng nhờ hệ chất xơ Fiber Balance (polydextrose, FOS) độc quyền, đạm cao, giảm chất béo. Sữa giúp trẻ giảm cảm giác thèm ăn, duy trì cảm giác no lâu, hạn chế thức ăn dư thừa đưa vào cơ thể.

Nutifood GrowPLUS+ Trắng còn bổ sung 29 vitamin và khoáng chất - giúp trẻ phát triển toàn diện mà không lo về cân nặng. Cụ thể, canxi, photpho, vitamin D3 cân đối giúp phát triển kiến trúc mô xương, hỗ trợ tăng chiều cao. Vitamin K2 kích thích quá trình khoáng hóa xương, tăng mật độ và độ chắc xương. Cholin, 100% DHA từ tảo hỗ trợ phát triển trí não và thị giác, tăng khả năng ghi nhớ.

Tiếp thu kiến thức từ chuyên gia dinh dưỡng trong đợt khám tổng quát đầu năm ở trường con, chị Thùy quyết định tìm hiểu giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho trẻ thừa cân. Chị đổi sữa cho con sang Nutifood GrowPLUS+ Trắng.

“Tôi không định ngưng sữa vì sợ con không đủ dưỡng chất phát triển. Thay vào đó, sau khi trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng, tôi thay đổi khẩu phần ăn và chọn sữa dành cho trẻ có nguy cơ thừa cân”, chị cho biết.

Song song việc cân đối khẩu phần dinh dưỡng và chọn sữa phù hợp thể trạng con, chị Thùy nhận thấy một khía cạnh quan trọng được các chuyên gia nhấn mạnh là tăng cường thời gian vận động - ít nhất 1 giờ/ngày. Chị hạn chế để con ngồi lâu một chỗ; đảm bảo ngủ đủ giấc để phát triển chiều cao,…

“Nhờ nhận được tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, tôi mới biết quan điểm nuôi con bấy lâu chưa đúng. Thay vì để con ăn uống thỏa thích, lâu dần thành thói quen khó bỏ thì chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp con xây dựng nền tảng sức khỏe từ bé. Sau khi thay đổi chế độ ăn uống kết hợp vận động thường xuyên, con trai tôi thay đổi ngoại hình, tự tin và năng động hơn trước”, chị Thùy nói thêm.

Zing News cùng Nutifood GrowPLUS+ đồng hành thực hiện dự án truyền thông “Phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng phòng, chống thừa cân béo phì ở trẻ em. Là thương hiệu của Nutifood Sweden, được nghiên cứu và phát triển dựa trên đặc thù dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam, Nutifood GrowPLUS+ Trắng với công thức hệ chất xơ Fiber Balance độc quyền từ Viện nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thụy Điển, kết hợp cùng 29 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu và DHA từ tảo giúp con kiểm soát cân nặng, cao lớn chuẩn BMI và thông minh vượt trội.

Giang Chi Anh

Đồ họa: Hà Phi

Bình luận

Bạn có thể quan tâm