Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) sáng 1/8, thành phố đã truy vết, khoanh vùng 30 ổ dịch Covid-19 đang bùng phát. Những ổ dịch này đều đã được giám sát chặt. Trong vòng 24 giờ qua, TP.HCM không phát hiện thêm các ổ dịch mới.
Trong ngày 31/7, thành phố có thêm 3.493 bệnh nhân xuất viện. Tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 34.639 người.
Ngành y tế TP.HCM đang điều trị cho 35.218 bệnh nhân dương tính (bao gồm người có kết quả xét nghiệm rRT-PCR và test nhanh dương tính). Trong đó, 933 bệnh nhân nặng đang thở máy, 12 trường hợp can thiệp ECMO.
Thống kê từ HCDC cho thấy từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, TP.HCM có 1.338 bệnh nhân Covi-19 tử vong.
Từ ngày 27/4 đến 31/7, TP.HCM đã lấy 1.033.362 mẫu xét nghiệm. Trong số này, 10.903 mẫu (8.573 mẫu đơn và 2.330 mẫu gộp) đang chờ kết quả xét nghiệm.
Tính đến sáng 1/8, TP.HCM có 93.037 bệnh nhân Covid-19 đã được Bộ Y tế công bố. 92.733 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, 304 ca nhập cảnh.
Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, trong ngày 31/7, TP.HCM đã tiêm vaccine Covid-19 cho 104.269 người. Trong số này, 16.046 trường hợp là người trên 65 tuổi, có bệnh nền. Đây là con số kỷ lục trong đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 thứ 5.
Tính đến hết ngày 31/7, tổng số người đã tiêm vaccine trong đợt 5 của thành phố là 622.558 trường hợp. Trong đợt 5, TP.HCM dự kiến tiêm cho 930.000 người. Như vậy, tính đến hết tháng 7, thành phố đã hoàn thành gần 67% kế hoạch đề ra.
Từ ngày 1/8, thành phố tiếp tục thực hiện thêm 2 tuần Chỉ thị số 12-CT/TU của UBND, tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. TP.HCM đang chuyển dần chiến lược điều trị để hạn chế số ca tử vong, siết chặt việc thực hiện CT16.
Phó bí thư Phan Văn Mãi cho biết theo Công điện 1063 của Thủ tướng, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện triệt để Chỉ thị 16 thêm 14 ngày. Người dân chỉ được ra ngoài trong trường hợp cấp cứu, mua thực phẩm và thuốc. Việc thi hành các biện pháp chống dịch của thành phố về cơ bản vẫn căn cứ vào Chỉ thị 12 của Thành ủy TP.HCM và Công văn 2468 của UBND TP.HCM.
Phó bí thư khẳng định thành phố không có thay đổi gì về chiến lược phòng, chống dịch và tập trung hơn vào công tác điều trị, cứu người.
"Thước đo là ngăn chặn được sự lây lan và phát tán của dịch bệnh. Lúc đó chúng ta mới có những tuyên bố kết thúc hay điều chỉnh cấp độ", ông Mãi thẳng thắn nhận định và cho rằng thành phố luôn trong tâm thế chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Lãnh đạo TP cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn người dân đồng lòng, nghiêm túc thực hiện và tự giám sát trong cộng đồng, phản ánh các trường hợp chưa tuân thủ quy định.
"Ý thức của người dân là phòng tuyến đầu tiên và quan trọng nhất, không thể thay thế", Phó bí thư TP.HCM nhấn mạnh.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.