Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

300 viên sỏi thận và lời cảnh báo cho thói quen xấu của người trẻ

Ăn uống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích và lười vận động là ba trong số rất nhiều thói quen sinh hoạt độc hại hiện nay khiến nhiều người trẻ nhập viện.

Nhiều người trẻ nhập viện vì lối sống độc hại lâu dài. Ảnh minh học: Pexels.

Mới đây, câu chuyện của cô gái Xiao Yu (20 tuổi), ở Đài Loan (Trung Quốc), được phẫu thuật lấy ra hàng trăm viên sỏi khiến nhiều người ngạc nhiên.

Xiao Yu nhập viện vì đau bụng dữ dội. Các bác sĩ phát hiện trong bụng nữ sinh 20 tuổi có tới 300 viên sỏi thận đủ kích thước, viêm nề, chảy mủ.

Đây là hệ quả của việc lười uống nước, chỉ trà sữa thay nước lọc trong nhiều năm liền của cô gái 20 tuổi, theo Straits Times.

Đây cũng không phải trường hợp quá xa lạ. Câu chuyện người trẻ duy trì thói quen sinh hoạt, ăn uống kém khoa học, từ đó dẫn đến những hệ lụy đau lòng đã được cảnh báo quá nhiều.

Thế nhưng, những lời cảnh báo vẫn chỉ ở đó. Thói quen ăn uống vô tội vạ, ít thể thao, hút thuốc lá... vẫn tiếp tục đưa nhiều người trẻ đến gần hơn với bệnh tật và nhiều gánh nặng khác.

Hút thuốc lá điện tử, trà sữa thay cơm

Tiểu Đông, chàng trai 19 tuổi ở thành phố Ninh Ba (Trung Quốc), nằm thoi thóp trên giường Hồi sức cấp cứu (ICU), xung quanh là vô số dây dợ, máy lọc máu.

Lipid trong máu của chàng trai trẻ vượt quá tiêu chuẩn hơn 100 lần mức bình thường. Máu cũng không còn đỏ mà chuyển sang màu kem đặc như sữa.

Theo tờ Red Star News, "ăn" là một trong những thú vui lớn nhất của Tiểu Đông. Chàng trai 19 tuổi không từ chối bất cứ món thức ăn nhanh nào, thậm chí càng đậm vị, càng dầu mỡ và ngọt, Tiểu Đông càng thích.

Không xa lạ, tại Việt Nam, một thiếu niên 14 tuổi (ở Hòa Bình) cũng nhập viện sau thời gian dài uống nước ngọt có ga và ăn tương ớt. Thời điểm nhập viện, nam sinh chỉ nôn ra dịch dạ dày màu đen, đi phân đen, dạ dày viêm loét nặng.

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ bàng hoàng khi đọc phim CT của nam sinh 16 tuổi. Phổi cậu bé đầy vết thâm nhiễm, tổn thương nặng nề, không khác gì ở người cao tuổi. Lý do là nam sinh hút thuốc lá điện tử cùng với bạn bè.

Người trẻ lắm bệnh vì chủ quan

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều căn bệnh phổ biến đang trẻ hóa hiện nay là do thái độ chủ quan của người trẻ.

"Các bạn bỏ bữa, ngủ ít, uống rượu, hút thuốc, uống rượu, sinh hoạt không lành mạnh dù biết chúng không tốt. Đến khi nhập viện thì đã muộn rồi", PGS Thịnh nhận xét.

Liên quan vấn đề trẻ hóa người bệnh đột quỵ, theo PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM, hiện tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về dịch tễ học. Các thống kê của mỗi bệnh viện cũng không thể phản ảnh được số liệu trẻ hóa đột quỵ trên toàn quốc.

Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định việc ngày càng trẻ hóa của bệnh nhân đột quỵ có thể nhận thấy được.

thoi quen xau nguoi tre anh 1

Thuốc lá là một trong những tác nhân gây bệnh cho người trẻ. Ảnh: Freepik.

"Mỗi năm, Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận gần 20.000 bệnh nhân đột quỵ, do đó, việc thống kê về độ tuổi không dễ dàng. Nhưng theo cảm quan cá nhân, đúng là có những ca đột quỵ chưa bao giờ chúng tôi gặp trẻ như vậy", PGS Thắng chia sẻ.

PGS Thắng cũng nhận định việc tiếp nhận các trường hợp đột quỵ ở trẻ em (dưới 18 tuổi) hiện nay không phải quá hiếm gặp, còn đột quỵ ở người trẻ (dưới 45 tuổi) chiếm tỷ lệ từ khoảng 15% tại Bệnh viện Nhân dân 115.

Đối với ung thư, PGS.TS Pham Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhận định tỷ lệ mắc mới ung thư tại Vệt Nam những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Hơn nữa, độ tuổi bệnh nhân mắc ung thư có xu hướng trẻ hóa.

Nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán ung thư ở độ tuổi dưới 40. Đặc biệt, có những bệnh nhân ung thư được chẩn đoán ở độ tuổi dưới 30.

"Có những loại ung thư thường chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, trung niên, nay lại xuất hiện ở người trẻ. Ví dụ, ung thư dạ dày thường được chẩn đoán ở độ tuổi trung niên. Hiện nay, có những bệnh nhân được chẩn đoán ở độ tuổi dưới 30. Thậm chí, chúng tôi đã gặp bệnh nhân mới chỉ 22 tuổi", PGS Phương chia sẻ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyên người trẻ nên thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, đủ bữa, tránh ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, chế biến sẵn không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, người trẻ nên ngủ đủ giấc, tăng cường vận động và hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá... Bên cạnh đó, mọi người cũng nên duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nếu mắc bệnh.

Làm thế nào để xua tan cơn giận dữ hay nỗi sợ hãi? Điều gì ảnh hưởng đến giấc ngủ hay nên đi ngủ vào thời gian nào? Nhằm nghiên cứu và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho bạn đọc, Tri thức trực tuyến giới thiệu cuốn Yang sheng: Chữa lành cơ thể, làm đẹp tâm hồn của tác giả Katie Brindle.

Cuốn sách hướng dẫn bạn đọc những kỹ thuật để khai thác hiệu quả việc sử dụng hơi thở cũng như nụ cười, chiếc lược, lòng bàn chân… để thư giãn và tự chữa lành những tổn thương trong cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Người thường xuyên thức khuya có dấu hiệu này cần ngừng lại ngay

Khi cơ thể đã sắp đạt đến giới hạn nguy hiểm sẽ xuất hiện những dấu hiệu này, nếu tiếp tục thức khuya thì rất có thể bị đột tử.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm