Không riêng gì chị em, ai cũng có thể trở thành đối tượng trong tầm ngắm. Cùng điểm lại những câu hỏi ám ảnh ngày Tết để tìm phương án đối phó.
“Bao giờ lấy chồng?”
Nổi lên từ 2017 với ca khúc cùng tên, 2 năm sau và dự là nhiều năm nữa, câu hỏi này vẫn luôn đứng top. Dẫu bạn vừa qua 20 hay mới chớm 30, lưng lửng 25 hay tròm trèm 29, bất luận vừa mới chia tay, đang mải kiếm tiền hay gì đi chăng nữa, Tết đến chắc chắn sẽ bị hỏi “Bao giờ lấy chồng”.
Đôi khi đây chỉ là mào đầu cho chuỗi các câu “Sao yêu lâu thế rồi chưa cưới?”, “Chồng quê ở đâu?”, “Định sinh mấy đứa?”, “Tính sinh trai hay gái?”, “Tính tuổi hợp mệnh cho bố con nó chưa?”…
Huỳnh Lập với biểu cảm nín thở khi bị hỏi khó. |
Chính vì độ khó lường và nan giải như vậy nên đến nay, câu hỏi này vẫn giữ vững vương vị và đang hot trở lại khi cận Tết.
“Bao giờ mới dẫn người yêu về ra mắt?”
Nếu độ sát thương của câu đầu tiên là 200% thì câu số 2 cũng thuộc hàng 199. Team chưa có người yêu khổ đã đành, team có rồi cũng vẫn khổ. Người yêu chưa sẵn sàng này, dễ bị hiểu lầm thành sắp cưới này, ngại bị so sánh với người yêu cũ của người yêu… Chưa kể ngoài bố mẹ, ông bà, các cô chú dì họ hàng cũng được dịp “tổng động viên” 3 ngày Tết.
Nghe xong chỉ muốn vùi đầu vào mâm cỗ Tết trốn khỏi thực tại. |
Riêng với nhóm độc thân, ế thì đằng nào cũng ế, có hỏi nữa, giục nữa cũng vậy thôi. Thế nên câu hỏi này cũng ngang ngửa nhiệm vụ bất khả thi của 007: Năm nào cũng nghe, năm nào cũng sợ hãi.
“Đi làm lương cao không cháu?”
Biến thể của câu này thường là “Làm ở XX chắc lương cao lắm nhỉ?”, “Cháu ra trường vài năm rồi chắc giờ thừa sức mua ôtô?” và thường kết thúc bằng “Giỏi quá chẳng bù cho con bác” hoặc “Năm tới cố gắng nhé, sắp bằng chị Y anh Z nhà bác rồi”.
Mặt đơ là phản ứng chung của mọi người. Lương rồi lại đến thưởng, kế hoạch thăng tiến, mở cửa hàng riêng, du học… số câu chỉ tăng chứ không giảm. Trả lời chung chung thì lại bảo “Có gì đâu mà phải giấu”, trả lời kỹ quá khéo lại bị đem ra so sánh nhiều năm sau.
“Rồi bác muốn con trả lời sao, con nói cho vừa lòng?” |
Nhưng câu số 3 xem chừng dễ xử lý hơn 2 câu trên. Khi thấy ai đó có bắt đầu với “Cháu đang làm gì?” để mở màn cho lương lậu, hãy giả ngốc mà đối đáp nhé. Đôi khi “Cháu đang thở” hay “Cháu đang ngồi” lại giúp bạn giải vây, cười xí xóa mà không ai bị căng thẳng.
“Ăn hay không ăn?”
Bên cạnh những câu bị người khác hỏi, vẫn luôn tồn tại một câu sinh ra là để chất vấn chính mình: “Ăn hay không ăn, không ăn hay ăn?”. Cả năm đi xa, có mỗi dịp năm mới để ăn uống thả ga bên gia đình nhưng ám ảnh vóc dáng vẫn không dứt. Ăn thì đủ món thịt thà, xôi chè, gỏi ghém, món trộn món nước, món nếp món tẻ… hấp dẫn khó lòng chối từ. Nhưng ăn rồi lại lo vóc dáng nặng nề, chụp hình bớt sang. Mà không lẽ cả nhà ăn uống vui vẻ, mình lại kén cá chọn canh đắn đo mãi?
Cả nhà ăn uống vui vẻ, mình lại kén cá chọn canh đắn đo mãi quả thực không phải phép. |
Đi guốc trong bụng chị em cũng khá lâu, Tết này Huỳnh Lập - Quang Trung ra mắt MV Tết “Bùa ăn”. Giai điệu “Bùa ăn” với câu thần chú “Ăn hay không ăn” đang lan nhanh khắp các mặt trận và được dân mạng nhiệt tình chia sẻ.
Huỳnh Lập - Quang Trung vào vai ngọt lịm trong “Bùa ăn”. |
Câu hỏi này đã có hướng xử đẹp với bộ đôi trà ô long Tea+ Plus và trà chanh ô long Tea+ Plus. Vị thơm nhẹ, thanh mát cùng hoạt chất OTPP giúp giảm hấp thu chất béo có trong bộ đôi trà ô long Tea+ Plus hứa hẹn là cạ cứng của bạn trẻ mùa Tết này. “Ăn hay không ăn” - một trong những câu hỏi ám ảnh ngày đầu năm - sẽ không còn nữa. Giờ thì hãy quẳng gánh lo đi và sẵn sàng “ăn Tết ngon, nhẹ dáng son” thôi.