Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 nhóm bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa mưa

Sau mưa, môi trường không đảm bảo vệ sinh, thiếu nước sạch, thuốc men... là những yếu tố khiến nhiều loại căn bệnh phát triển và lây lan.

Môi trường kém vệ sinh sau bão tạo điều kiện cho nhiều bệnh truyền nhiễm phát triển. Ảnh: Việt Hà.

Bão, lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe người dân. Bên cạnh đuối nước, chấn thương, vùi lấp… là những nguyên nhân cấp tính, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, bệnh truyền nhiễm cũng là yếu tố cần được chú ý ngay sau những cơn mưa lớn.

Tại thời điểm này, người dân sống trong tình trạng thiếu nước sạch, đồ ăn; môi trường ẩm thấp, ô nhiễm, đông đúc, xác động vật chưa được xử lý... là các nguyên nhân làm cho các dịch bệnh dễ bùng phát.

Theo ThS.BS Bùi Văn Pháp, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 175, dưới đây là 4 nhóm bệnh truyền nhiễm hay gặp sau bão, lũ:

- Bệnh lây truyền đường tiêu hóa: Nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống, tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E…

- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp: Cúm, não mô cầu…

- Bệnh do vector truyền: Sốt xuất huyết, Chikungunya, sốt rét…

- Bệnh do tiếp xúc: Các bệnh về da (nấm, hắc lào, viêm da…), nhiễm khuẩn vết thương, uốn ván, Whitmore, Leptospirosis...

Bác sĩ Pháp khuyến cáo mọi người cần chú ý thực hiện 6 biện pháp sau để phòng chống bệnh truyền nhiễm sau bão lũ.

Thứ nhất, cần đảm bảo vệ sinh nguồn nước, chỉ sử dụng nước đã được xử lý; không sử dụng nước máy, giếng đào khi có biểu hiện bất thường về màu sắc, mùi vị…

Khi chưa có nước sạch, người dân cần làm trong bằng phèn chua, khử trùng bằng cloramin và đun sôi. Nếu không có phèn chua, cloramin, mọi người cần lắng, lọc cặn bằng vải, cát sỏi, than hoạt tính, than củi sau đó đun sôi trước khi sử dụng.

Thứ hai, sử dụng thức ăn đã nấu chín, không ăn đồ ăn có biểu hiện ôi thiu, rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn…

Thứ ba, vệ sinh môi trường bằng cách dọn sạch bùn đất, rác thải ngay sau lũ; phát quang bụi rậm; không để nước đọng, xử lý chất thải, xác động vật chết đúng cách (chôn sâu, rắc vôi bột…).

Thứ tư, hạn chế tiếp xúc nguồn có nguy cơ nhiễm bệnh; sử dụng bảo hộ, khẩu trang, găng tay, ủng khi tiếp xúc với bất cứ thứ gì nghi ngờ nhiễm bệnh.

Thứ năm, các cơ sở y tế tăng cường giám sát, kiểm tra, phát hiện các ổ bệnh truyền nhiễm; đảm bảo đầy đủ nguồn thuốc, vật tư y tế thiết yếu để cách ly, điều trị kịp thời;

Thứ sáu, mọi người cần dự phòng đặc hiệu các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra bằng sử dụng vaccine với một số bệnh như viêm gan A, tả, thương hàn, uốn ván, cúm…

Được sống thật với chính mình luôn là một hạnh phúc. Trong cuốn sách "Sống thật để thật sự sống", người đọc được khuyến khích mở rộng tâm trí đón chào tiềm năng hiểu biết và yêu thương, đồng thời đưa ra những hướng dẫn rõ ràng và thực tế để sống dựa trên sự tử tế đó.

Thực phẩm phổ biến gây dị ứng

Con tôi có tiền sử bị dị ứng hải sản. Cứ mỗi lần ăn tôm, cua, cháu lại mẩn ngứa khắp người. Xin hỏi ngoài hải sản, thực phẩm nào có thể gây dị ứng nữa?

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm