Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 thói quen khi ăn cơm gây hại sức khỏe

Người Việt thường có những sai lầm phổ biến khi ăn cơm như ăn quá nhanh hoặc chan canh.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy Cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng chia sẻ những lưu ý khi ăn cơm để đảm bảo sức khỏe:

Cơm trắng là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của người Việt, cung cấp nguồn carbohydrate chính cho cơ thể. Ngoài ra, trong 1 bát cơm còn rất nhiều protein, đường, vitamin B9, chất béo, chất xơ, choline, kẽm, đồng, magie, sắt. Tuy nhiên, thực phẩm này cũng mang không ít “tai tiếng” với sức khỏe con người. Nếu bạn ăn sai cách sẽ vô tình gây hại cho cơ thể.

Những sai lầm hay gặp như sau:

Thứ nhất, ăn quá nhiều cơm

Người Việt thường có thói quen ăn cơm đều đặn vì giúp no lâu và có đủ sức khỏe để hoạt động trong cả ngày.

Cơm trắng là một trong những thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng việc ăn nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là ngũ cốc tinh chế được hấp thu nhanh khi đưa vào cơ thể. Vì vậy, khi bạn ăn nhiều cơm dễ thừa năng lượng gây ra tình trạng thừa cân, béo phì và kháng insulin dẫn tới bệnh đái tháo đường.

thoi quen an com anh 1

Cơm trắng nhiều dinh dưỡng nhưng không ăn quá nhiều. Ảnh: Ban Mai.

Thứ hai, ăn cơm nguội để qua đêm

Cơm nguội bảo quản không đúng có thể bị hỏng, ôi, thiu gây ngộ độc. Bào tử Bacillus cereus là vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm trong gạo. Khi được nấu chín, các bào tử này vẫn có thể sống sót.

Nếu ở nhiệt độ phòng bình thường, các bào tử có nguy cơ phát triển thành vi khuẩn và nhân lên. Người ăn phải cơm chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 tiếng. Phần lớn các triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ và thường kéo dài trong khoảng 24 tiếng.

Nếu cơm nguội còn dư hoặc bạn có thói quen nấu một lần chia làm nhiều bữa, bạn cần bảo quản cơm đúng cách tránh ối thiu như làm cơm nguội nhanh và cho vào ngăn mát. Không nên hâm cơm nhiều lần vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Thứ ba, cơm chan canh

Nhiều người thích ăn cơm chan canh vì giúp họ cảm thấy ngon miệng hơn nhưng thói quen này không tốt cho sức khỏe.

Ăn cơm chan canh khiến bạn bỏ qua giai đoạn nhai kỹ trong khoang miệng và làm loãng axit trong dạ dày khiến thức ăn trong dạ dày chưa kịp tiêu hóa đã vào ruột non, dễ gây các bệnh về tiêu hóa.

Thói quen này còn tạo cảm giác “no giả” khiến bạn có thể thiếu chất dinh dưỡng. Nếu mệt mỏi hoặc cơm cứng khó ăn, bạn chỉ nên chan ít nước kho hoặc làm ướt cơm, nhai kỹ, không chan nước ngập hạt cơm.

Thứ tư, uống trà, cà phê ngay sau ăn cơm

Thói quen này giảm khả năng hấp thụ khoáng chất trong đó có sắt, canxi dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Bạn nên uống trà, cà phê 1 giờ trước hoặc sau bữa ăn để tối ưu hóa khả năng hấp thụ sắt.

Cách ăn đúng là bạn nên ăn chậm, nhai kỹ. Một bữa ăn có khoảng 30% là tinh bột (cơm, bún, miến, bánh phở). Một bát cơm trắng là 130 calo. Người trưởng thành cần tiêu thụ từ 2.000 đến 2.300 calo mỗi ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Theo thói quen, khi ăn 3 bữa cơm mỗi ngày, người Việt thông thường cần từ 667 đến 767 calo cho mỗi bữa ăn, bạn tùy vào lượng thức ăn để dùng lượng cơm vừa đủ.

Nếu bạn là người cần giảm calo nạp vào, năng lượng một bữa ăn của bạn từ 400-450 calo. Do đó, bạn có thể ăn một bát cơm trắng, ăn rau trước khi ăn cơm.

Súng, vi trùng và thép

Trong lịch sử loài người, đậu mùa, cúm, lao, sốt rét, dịch hạch, sở và dịch tả đều là những bệnh truyền nhiễm tiến hóa từ căn bệnh ở loài vật.

Đến nay, ta lần ngược về lịch sử để xem sản xuất lương thực đã nảy sinh như thế nào ở một ít trung tâm và từ đó đã bành trướng nhanh chậm khác nhau đến thế nào sang các khu vực khác. Những khác biệt địa lý đó chính là lời đáp hệ trọng và tối hậu cho câu hỏi của Yali về việc tại sao dân tộc này lại khác dân tộc khác đến vậy về sức mạnh và sự dồi dào sung túc.

Cuốn sách Súng, vi trùng và thép là lược sử về các xã hội của loài người trong khoảng 13.000 năm trở lại đây. Tác giả tập trung tìm lời giải cho câu hỏi: “Tại sao lịch sử đã diễn ra trên mỗi châu lục một khác?”.

Cuộc hội ngộ xúc động giữa bệnh nhân Covid-19 và bác sĩ sau 4 năm

Sau gần 4 năm giành giật sự sống, những bệnh nhân Covid-19 nặng từng phải đặt ECMO tại Bệnh viện Quân y 175 đã có dịp gặp lại ê-kíp bác sĩ từng điều trị cho mình.

Tình hình sức khỏe của Giáo hoàng Francis

Theo thông cáo của Phòng Báo chí Tòa Thánh, sức khỏe của Giáo hoàng Francis có dấu hiệu cải thiện. Ngài đã lãnh nhận Thánh Thể và tiếp tục một số công việc.

Phút sinh tử của người đàn ông 31 tuổi bị đột quỵ

Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ, thậm chí mới ngoài 20, 30 tuổi. Tình trạng này là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ đột quỵ sớm do lối sống và sự chủ quan với yếu tố tiềm ẩn.

https://vietnamnet.vn/4-thoi-quen-xau-khi-an-com-hai-suc-khoe-2371976.html

Phương Thúy / Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm