Các chất độc xâm nhập vào cơ thể chủ yếu được phân hủy và chuyển hóa qua gan, chuyển hóa các chất độc hại thành các chất không độc hại hoặc ít độc hại.
Khi chức năng gan bị tổn thương, chất thải và độc tố không được đào thải ra khỏi cơ thể kịp thời mà chỉ có thể tích tụ, ảnh hưởng đến chức năng cơ thể, làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch, gây ra hàng loạt bệnh tật. Vì vậy, chăm sóc gan chính là nuôi dưỡng sự sống.
![]() |
Gan là cơ quan nội tạng quan trọng hàng đầu. |
Tránh 4 loại thực phẩm
Tránh thực phẩm bị mốc
Môi trường nóng ẩm vào mùa hè là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc phát triển. Thực phẩm không được bảo quản đúng cách, sẽ bị nấm mốc và sản sinh ra chất aflatoxin. Đây là chất gây ung thư cấp độ một có thể dễ dàng gây ra ung thư gan.
Dầu đậu phộng (lạc), ngô dễ bị nhiễm nấm mốc. Trái cây và bánh mì bị mốc phải bỏ đi và không được ăn ngay cả khi chúng chỉ thối một chút. Do độc tố tế bào mà nấm mốc tạo ra lan rộng trong thực phẩm nên không thể ước tính mức độ lan rộng của nấm mốc bằng mắt thường.
Ăn ít đồ ăn nấu chưa chín
Các loại sò, hàu và tôm nấu chưa chín là món ăn được nhiều người ưa chuộng. Nhưng dù thích đến đâu, bạn cũng nên hạn chế ăn vì chúng chứa nhiều ký sinh trùng như sán lá gan hoặc vi khuẩn, dễ gây viêm dạ dày, đường ruột cấp tính hoặc kiết lỵ, thậm chí làm bệnh gan nặng hơn và dẫn đến hôn mê.
Ăn ít thực phẩm nhiều chất béo
Chất béo chủ yếu được phân hủy ở gan. Sau khi tiêu hóa và hấp thụ, một phần chất béo sẽ đi vào gan và được chuyển hóa thành chất béo rồi lưu trữ trong cơ thể.
Khi cảm thấy đói, chất béo dự trữ trong cơ thể sẽ được vận chuyển đến gan và sau đó được phân hủy. Chế độ ăn nhiều chất béo và dầu mỡ có thể phá vỡ quá trình chuyển hóa chất béo, khiến lượng lớn chất béo tích tụ quanh gan, dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ.
Cố gắng ăn ít thịt mỡ, đồ chiên, xào và nên chế biến đồ ăn bằng cách hấp, luộc, hầm và trộn các món từ thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra, hãy ăn ít thịt chế biến sẵn, như giăm bông, thịt xông khói và thịt nguội.
Hạn chế bia rượu
90% lượng rượu đi vào cơ thể được chuyển hóa ở gan và 10% còn lại được đào thải qua đường tiêu hóa. Thành phần chính của rượu là ethanol, có thể chuyển hóa thành acetaldehyde sau khi đi vào tế bào gan.
Acetaldehyde và ethanol có thể gây tổn thương trực tiếp đến tế bào gan, gây thoái hóa hoặc hoại tử tế bào gan, do đó uống quá nhiều rượu có thể gây ra bệnh gan do rượu hoặc xơ gan.
Hai việc nên để cứu gan
Tập thể dục nhiều hơn
Ngồi lâu có thể gây béo phì, làm chậm quá trình trao đổi chất và lưu thông máu, đồng thời khiến lượng lớn độc tố và chất thải tích tụ trong cơ thể, từ đó gây ra hàng loạt bệnh tật. Vì vậy, bạn nên tập thể dục nhiều hơn và giảm thời gian ngồi để cải thiện chức năng gan.
Nghỉ ngơi hợp lý
Thức khuya trở thành thói quen của những người trẻ tuổi, nhưng từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng mới là thời gian phục hồi tế bào gan. Nếu trong khung thời gian này bạn vẫn không ngủ, thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tế bào gan. Vì vậy, bạn phải đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và đi ngủ trước 11 giờ đêm.
Mẹo hay
Bệnh gan cần 30% điều trị và 70% chăm sóc, vì vậy bạn cần chăm sóc gan thật tốt. Hãy giữ tinh thần vui vẻ và kiểm soát tính nóng nảy, tâm trạng cáu giận của mình. Ngay cả khi bạn tức giận, cũng không nên quá ba phút. Những người nóng gan có thể ăn táo hoặc mướp đắng một cách hợp lý để cải thiện.
Ngoài ra, uống nhiều trà loãng không chỉ có tác dụng giải độc gan, giảm trầm cảm mà còn có tác dụng giảm tình trạng nóng trong gan.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.