Trong bản tin tối 20/7, Bộ Y tế công bố thêm 2.635 bệnh nhân Covid-19 ghi nhận trong nước tại TP.HCM (1.803), Bình Dương (422), Đồng Nai (82), Đồng Tháp (60), Long An (46), Hà Nội (40), Đà Nẵng (29), Phú Yên (27), Cần Thơ (23), Ninh Thuận (22), Khánh Hòa (15), Bình Thuận (14), Kiên Giang (12), Nghệ An (8), Đắk Lắk (8), Bắc Ninh (4), Bình Định (3), Hưng Yên (3), Quảng Nam (2), Bạc Liêu (2), Vĩnh Phúc (2), An Giang (2), Kon Tum (2), Gia Lai (1), Bắc Giang (1), Đắk Nông (1), Lâm Đồng (1). Trong đó, 477 ca trong cộng đồng.
Như vậy, trong ngày 20/7, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 4.789 ca tại TP.HCM (3.322), Bình Dương (578), Đồng Nai (162), Tiền Giang (133), Đồng Tháp (66), Đà Nẵng (61), Khánh Hòa (53), Hà Nội (46), Long An (46), Cần Thơ (45), Vĩnh Long (43), Phú Yên (39), Bến Tre (34), Bà Rịa - Vũng Tàu (26), Ninh Thuận (22), Kiên Giang (20), Bình Thuận (14), Hậu Giang (10), Đắk Lắk (10), Vĩnh Phúc (9), An Giang (8), Nghệ An (8), Bình Phước (6), Bạc Liêu (4), Bắc Ninh (4), Lâm Đồng (3), Quảng Nam (3), Bình Định (3), Hưng Yên (3), Quảng Ngãi (2), Kon Tum (2), Lạng Sơn (1), Gia Lai (1), Bắc Giang (1), Đắk Nông (1).
Kon Tum lần đầu tiên kể từ khi dịch xảy ra đã ghi nhận 2 ca mắc.
Tính đến chiều 20/7, Việt Nam có tổng cộng 62.820 ca mắc. Trong đó, 60.735 ca trong nước và 2.085 bệnh nhân nhập cảnh.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ 27/4 đến nay là 59.165. Trong đó, 8.669 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
11/59 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Bắc Kạn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định việc điều trị các bệnh nhân Covid-19 vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành, tỷ lệ F0 có triệu chứng trở nặng đang tăng. Điều này là gánh nặng rất lớn, nhất là ở TP.HCM. Đặc biệt, ở Đồng Tháp, tỷ lệ bệnh nhân nặng đòi hỏi hỗ trợ oxy, oxy mask, oxy dòng cao (HFNC), ECMO..., ngày càng tăng. Nhu cầu máy thở của một số địa phương đã vượt quá khả năng đáp ứng của ngành y tế.
"Tỷ lệ tử vong Việt Nam hiện giờ là 0,43%. TP.HCM có khả năng tăng lên hơn 0,6%. Tại Đồng Tháp, tỷ lệ tử vong sẽ còn cao hơn nữa. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang tiệm cận với tỷ lệ tử vong trên thế giới. Chúng ta phải rất lưu ý các trường hợp bệnh nhân trở nặng và bắt buộc phải sử dụng biện pháp hỗ trợ", ông Sơn cho hay.
Thứ trưởng đề nghị các tỉnh, thành tập trung những biện pháp mạnh để giảm thiểu tác hại này bằng cách tăng cường các hệ thống về nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế, kể cả hệ thống oxy và khí nén cho các cơ sở điều trị và khu điều trị bệnh nhân nặng.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.