Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 cách giúp giới trẻ tiết kiệm tiền trong năm đầu đi làm

Việc kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền trong năm đầu đi làm sẽ giúp bạn tạo lập thói quen tốt về tài chính và có cuộc sống thoải mái hơn về lâu dài.

Những tháng lương đầu tiên luôn khiến giới trẻ háo hức. Hẳn nhiều người đã lên kế hoạch mua sắm ngay cả khi tiền còn chưa về tài khoản. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ rơi vào tình trạng chưa tới nửa tháng đã tiêu hết tiền do chưa có phương pháp quản lý chi tiêu. Một số bí quyết đơn giản như chia thành các khoản, tận dụng khuyến mãi và biết nói “không”... sẽ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả trong năm đầu đi làm.

Lên kế hoạch cho các khoản chi tiêu

Tiêu tiền theo cảm hứng là một trong những cách khiến bạn rơi vào cảnh ăn mì tôm trừ bữa vào cuối tháng, nhất là khi hưởng mức lương chưa cao trong năm đầu đi làm. Các chuyên gia quản lý tài chính khuyên rằng bạn nên vạch ra các khoản chi tiêu thiết yếu trong tháng, như tiền ăn uống, di chuyển, chăm sóc bản thân... và tiết kiệm khoản còn lại.

Samsung Pay anh 1
Bạn có thể áp dụng quy tắc 50/30/20. Ảnh: Thebalance.

Tuy nhiên, bạn không thể trông đợi vào chuyện có thể áp dụng “kỷ luật thép” với bản thân trong chi tiêu những tháng đầu. Với những người thường xuyên mua sắm, việc “cai hẳn” là điều không thể mà chỉ khiến bạn càng muốn tiêu tiền thêm.

Thay vào đó, bạn hãy để riêng một khoản trong các ứng dụng thanh toán di động như Samsung Pay sẽ giúp giới hạn chi tiêu cho việc shopping của mình trong khoản này. Lịch sử giao dịch được lưu lại rõ ràng Samsung Pay cũng sẽ giúp bạn nắm rõ những khoản đã tiêu và số tiền còn dư.

Sau khi lập kế hoạch chi tiêu, bạn có thể đặt ra mục tiêu tiết kiệm theo tháng và năm. Thường xuyên kiểm tra lại các khoản và mức tiêu của mình trong tháng không chỉ giúp bạn theo đúng mục tiêu tiết kiệm của mình, mà còn xác định và nhanh chóng xử lý các vấn đề phát sinh. Nhờ vậy, bạn sẽ có thêm động lực để tiết kiệm chi tiêu và đạt mục tiêu sớm hơn thời hạn.

Tận dụng các khuyến mại và ưu đãi

Nhờ sự phát triển của các dịch vụ trực tuyến và thông tin số, bạn có thể dễ dàng khảo sát tính năng, giá cả và ưu đãi của sản phẩm. Bạn có thể so sánh và cân nhắc mức chênh lệch để chọn sản phẩm tối ưu. Hãy tận dụng các chương trình khuyến mại và ưu đãi lâu dài, như dùng Samsung Pay để tiết kiệm chi phí chuyển khoản, nhận ưu đãi khi đăng ký... thay vì dùng ngân hàng trực tuyến thông thường.

Samsung Pay anh 2
Tính năng mới Samsung Pay Card sẽ giúp các bạn trẻ tiết kiệm các loại phí chuyển khoản. Ảnh: Zing.

Ngoài ra, nhiều cửa hàng, trung tâm thường dành tặng khách hàng phiếu giảm giá, quà tặng... Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên mua món đồ mình không thực sự cần chỉ vì được giảm giá. Hãy trao đổi với bạn bè, người thân để có được phiếu giảm giá phù hợp với mục đích mua sắm của mình.

Giới hạn chi phí ăn uống

Việc ăn uống tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng thường ngốn một khoản lớn, nhất là khi bạn là “fan” trà sữa hay đồ ăn nhanh. Thay vì ra ngoài ăn, bạn có thể tự nấu ở nhà để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tiết kiệm tiền.

Samsung Pay anh 3
Thay vì gọi pizza thường xuyên cho bữa tối, bạn chỉ nên tự thưởng cho mình 1-2 lần mỗi tháng. Ảnh: Dreamstime.

Tất nhiên, bạn không phải bỏ thú vui trà sữa, nhưng thay vì uống 5-6 lần/tuần, hãy giảm dần xuống khoảng 2-3 lần. Đồng thời, bạn cũng nên giới hạn số lần đi ăn uống bên ngoài với bạn bè hoặc lựa chọn các địa điểm phù hợp với túi tiền, vì một lần một tuần có thể không sao, nhưng 2-3 lần một tuần sẽ khiến quỹ ăn uống của bạn bị mất cân bằng đáng kể.

Hãy biết từ chối những thứ vượt quá khả năng tài chính

Việc vay nợ để sở hữu chiếc điện thoại đời mới nhất hay sắm trang phục cho chuyến đi chơi mà về không mặc đến... không phải là giải pháp tài chính khôn ngoan. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch chi tiêu của cả tháng, thậm chí cả năm của bạn.

Samsung Pay anh 4
Hãy cân nhắc tình hình tài chính và nói “không” khi cần thiết. Ảnh: Pymnts.

Do đó, trước khi chi một khoản lớn, bạn cần cân nhắc xem chúng có thực sự cần thiết và nằm trong khả năng tài chính của mình hay không. Hãy nhớ, hàng tháng bạn có một khoản dành cho mua sắm, nếu thực sự yêu thích món đồ đó, bạn có thể tiết kiệm khoản này cho chúng.

Một phương pháp hữu ích khác bạn có thể áp dụng để tránh việc mua những món đồ đắt đỏ và không cần thiết là “quy tắc 24 giờ”. Trong đó, hãy suy nghĩ trong ít nhất 24 tiếng đồng hồ khi có ý định mua thứ gì nằm ngoài danh sách thiết yếu. Điều này đặc biệt hiệu quả với những người thích mua sắm trực tuyến, bạn có thể cho chúng vào danh sách muốn mua và xem lại sau một ngày.

Nếu sức hấp dẫn của món đồ quá lớn, bạn có thể thử tính thời gian mình sẽ phải làm việc để sở hữu chúng, thay vì tính mức tiền. Hãy dùng số tiền bạn phải chi cho món đồ và chia theo mức tiền lương tính theo giờ làm của bạn. Một chiếc váy sang trọng có giá 1 triệu đồng, trong khi mức lương của bạn là 100.000 đồng/tiếng, bạn hãy tự hỏi có sẵn sàng làm việc thêm 10 tiếng để sở hữu chiếc váy đó hay không.

Tìm cách kiếm thêm thu nhập

Một trong những cách tiết kiệm tiền tốt nhất là tăng thêm thu nhập. Theo các chuyên gia tài chính, tiền lương của bạn nên được chia một phần cho đầu tư sinh lời hoặc đầu tư cho bản thân. Bạn có thể chi khoản này vào những kỹ năng có thể mở rộng phạm vi công việc của mình, từ đó cải thiện thu nhập hoặc tìm được công việc tốt hơn.

Samsung Pay anh 5
Bạn có thể đầu tư học thêm kỹ năng để tìm kiếm những cơ hội tăng thu nhập. Ảnh: Senion.

Trong những năm đầu đi làm, các bạn trẻ sẽ có thời gian để học hỏi và tìm kiếm hướng đi cho mình. Việc quản lý tốt tài chính không chỉ giúp bạn có cuộc sống dễ thở hơn, mà còn hình thành các thói quen tốt về lâu dài.

Giang Hoàng Linh

Bạn có thể quan tâm