Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa đường

Đường là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và não bộ tư duy tốt. Tuy nhiên khi tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng.

Đường (chất ngọt) hiện hữu trong rất nhiều thực phẩm. Tiêu thụ quá nhiều đường, không chỉ đường trắng mà cả đường ẩn (loại đường bổ sung được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm để cải thiện hương vị, kết cấu hoặc kéo dài thời gian bảo quản...), có thể gây hại cho sức khỏe, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như đái tháo đường, béo phì, tim mạch, sâu răng, giảm trí nhớ, trầm cảm...

Để giữ gìn sức khỏe tốt, TS.BS Serena Missouri, chuyên khoa đái tháo đường, dinh dưỡng chức năng người Italy khuyên bạn không nên tiêu thụ quá một đến hai thìa cà phê đường mỗi ngày.

Dưới đây là 5 dấu hiệu chính cho thấy cơ thể bạn có quá nhiều đường:

Thèm đồ ngọt quá mức cảnh báo cơ thể thừa đường

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều carbohydrate hoặc đường đơn, sẽ gây ra hiện tượng thèm carbohydrate, dẫn đến thèm ăn nhiều đồ ngọt.

Hiện tượng này có liên quan đến sự biến động nhanh chóng của lượng đường trong máu, gây ra bởi sự hấp thụ đường của insulin. Khi lượng đường trong máu giảm đột ngột, cơ thể sẽ tìm kiếm nhiều đường hơn để bù đắp cho sự sụt giảm này, dẫn đến một vòng luẩn quẩn thèm ăn đồ ngọt quá mức.

dau hieu benh tieu duong anh 1

Nếu bạn thấy mình thèm đồ ngọt quá mức hãy cảnh giác có thể cơ thể bạn đang thừa đường.

Tăng cân không rõ nguyên nhân

Insulin có thể thúc đẩy tăng cân, vì vậy nếu cơ thể sản xuất quá nhiều insulin có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Cơ chế này làm chậm khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể và đẩy nhanh quá trình tăng cân.

Ngoài ra, sự mất cân bằng này có thể gây ra tình trạng sụt giảm năng lượng đột ngột khi cơ thể phải vật lộn để kiểm soát lượng đường dư thừa trong máu, gây tổn hại đến nhiều chức năng trong cơ thể.

Lão hóa da sớm

Lượng glucose dư thừa trong máu sẽ gây ra một quá trình hóa học (quá trình đường hóa), trong đó glucose liên kết với các protein trong cơ thể, bao gồm elastin và collagen, những thành phần cần thiết duy trì vẻ trẻ trung cho làn da. Những chất này làm viêm tế bào và phá vỡ các protein, dẫn đến lão hóa da sớm. Quá trình này biểu hiện ở da kém đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn, đốm nâu và mất độ sáng của da.

dau hieu benh tieu duong anh 2

Lão hóa da sớm - một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có thể đang bị thừa đường.

Mệt mỏi và thay đổi tâm trạng

Đường là nhiên liệu chính cho các tế bào, vì vậy một lượng đường thích hợp sẽ đảm bảo mức năng lượng tốt. Tuy nhiên, lượng đường trong máu tăng đột biến sau đó giảm nhanh có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi dữ dội và thay đổi tâm trạng đột ngột. Lượng đường trong máu dư thừa mà không có phản ứng insulin thích hợp có thể dẫn đến tình trạng lờ đờ và trầm cảm, mặc dù lượng đường nạp vào cơ thể dường như đã đủ.

Mất cân bằng đường ruột

Tiêu thụ quá nhiều đường làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn, gia tăng phát triển của vi khuẩn có hại gây bất lợi cho vi khuẩn có lợi. Điều này dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa phổ biến như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón và cảm giác nặng bụng sau bữa ăn. Loạn khuẩn đường ruột có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu trên hãy kiểm tra lượng đường tiêu thụ hàng ngày của mình và điều chỉnh để phòng tránh những nguy cơ tiềm ẩn do cơ thể dung nạp quá nhiều đường. Một số cách giảm tiêu thụ đường: Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung chất đạm, bổ sung thực phẩm giàu men vi sinh, uống đủ nước, dùng chất béo lành mạnh...

Bò viên và những kỷ niệm khó quên

Bò viên là một món ăn quen thuộc của ẩm thực phương Nam. Với những đứa trẻ lớn lên trong cảnh nghèo khó, chén bò viên thơm lừng, sóng sánh mỡ màng còn là niềm ước ao. Nhắc đến bò viên là nhắc đến tuổi thơ của tôi, nên khiêm tốn một chút, chứ đáng lẽ phải nói là tuổi thơ của Sài Gòn ngày trước, và của bây giờ.

Không chỉ nói về bò viên, cuốn Sài Gòn khâu lại mảnh thời gian là tập hợp những bài viết đầy cảm xúc của một người tha thiết yêu Sài Gòn, gắn bó với mảnh đất này từ bé và kể lại các câu chuyện thông qua những kỷ niệm; đó có thể là những câu chuyện sống động về chuyện ăn, uống, giải trí, thói quen sinh hoạt… cho đến những nhận định sâu sắc hơn về lịch sử, dấu tích cha ông trên một vùng đô thị đang hiện đại hóa từng ngày.

Máu chảy ồ ạt trong phổi người phụ nữ

Theo bác sĩ, đây là một ca bệnh nguy kịch điển hình khi lupus ban đỏ hệ thống bùng phát trên nền lao phổi không tuân thủ điều trị dứt điểm.

Nữ bệnh nhân ung thư chạy khỏi phòng mổ sau cuộc gọi từ thầy lang

Ca mổ cắt ung thư đại tràng đã sẵn sàng nhưng người phụ nữ 33 tuổi lại nhất quyết từ chối vì gia đình gọi điện không đồng ý vì "thầy" bảo không được phẫu thuật, có cách trị bệnh khác.

Đổ bệnh vì TP.HCM nóng hừng hực từ sáng đến chiều

Thời tiết nắng nóng cộng thêm một vài cơn mưa trái mùa bất chợt khiến nhiều người ở TP.HCM liên tục đổ bệnh, dù ở nhà hay làm văn phòng cũng cảm thấy khó chịu.

https://suckhoedoisong.vn/5-dau-hieu-canh-bao-co-the-dang-thua-duong-169250314083441275.htm

Hải Yến / Sức Khỏe & Đời Sống

Bạn có thể quan tâm