Theo The Health Site, tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng huyết áp, gây trầm cảm, béo phì và mệt mỏi. Nhưng làm thế nào để kiểm tra bạn có tiêu thụ nhiều đường trong chế độ ăn uống hàng ngày hay không? Chuyên gia dinh dưỡng Sneha Sadhwani sẽ cho bạn biết các dấu hiệu đơn giản cảnh báo bạn đang nghiện đường.
Thèm ăn thực phẩm không lành mạnh
Khi bạn bị nghiện đường, có một triệu chứng phổ biến, đó là thèm ăn các món giàu carbohydrate như bánh mỳ, khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt... Những thực phẩm này khiến đường huyết tăng giảm đột ngột thường xuyên. Khi cơ thể cảm nhận glucose trong máu bị giảm, bạn sẽ lại càng thèm đường hơn và ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh hơn.
Những người bị nghiện đường thường có xu hướng thèm ăn những món ăn vặt không lành mạnh. Ảnh: Seedoc.
|
Lười biếng, uể oải
Nếu cảm thấy lười vận động, bạn đang tiêu thụ quá nhiều đường. Khi lượng đường trong cơ thể quá nhiều, nó được chuyển đổi thành chất béo, khiến bạn uể oải và chậm chạp.
Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Trong khi di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra ADHD, tiêu thụ lượng đường quá mức cũng là nguyên nhân cơ quản gây ra chứng rối loạn này.
Từng cai nghiện đường
Bạn đã từng cắt giảm lượng đường nhưng nếu gặp phải triệu chứng như đau đầu hoặc cảm thấy buồn rầu, chứng tỏ bạn đang nghiện đường.
Muốn ăn tráng miệng
Nếu thèm ăn đồ ngọt sau bữa chính, bạn cần xem lại nhu cầu tiêu thụ đường của cơ thể. Những người nghiện đường thường không thể chịu nổi nếu không ăn tráng miệng, thậm chí trở nên khó chịu, mệt mỏi, tức giận nếu thiếu đi món ngọt ưa thích.