Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

5 điều giúp gieo trồng hạnh phúc cho con trẻ

Nương theo bộn bề cuộc sống, đôi khi cha mẹ quên rằng hạnh phúc của con mới là đích đến cuối cùng của hành trình giáo dục con cái trưởng thành.

sua Kun anh 1

*Bài viết thể hiện góc nhìn của nhà văn Hoàng Anh Tú.

Dạy con thế nào để lớn lên thành người hạnh phúc; phải làm thế nào để con hạnh phúc ngay từ bây giờ có lẽ là mục tiêu quan trọng nhất đối với các bậc phụ huynh. Để “cây cuộc đời” của con sinh trưởng khỏe mạnh, giúp con tìm được ý nghĩa thật sự của hành trình trưởng thành, cha mẹ có thể gieo trồng hạt giống hạnh phúc theo 5 cách dưới đây.

Giúp con hiểu về lòng biết ơn, yêu thương và chia sẻ

Chúng ta thường chỉ dạy con biết ơn cha mẹ, ông bà hay những người đã giúp đỡ mình. Tuy nhiên, như vậy chưa đủ.

Mỗi sinh vật, con người trên Trái Đất đều có vai trò của mình, giúp Trái Đất tồn tại. Vì thế, dù trực tiếp hay gián tiếp, họ cũng tác động đến cuộc sống của chúng ta và bằng cách nào đó giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp.

Con cần hiểu nhờ có người giúp việc mà con được ăn ngon, được chăm sóc. Nhờ cô lao công mà ngôi trường được sạch đẹp. Nhờ bạn bè, con được chơi vui, được giúp đỡ.

sua Kun anh 2

Cha mẹ cần sớm rèn luyện để trẻ biết yêu thương và vị tha.

Khi hiểu và có lòng biết ơn với những người xung quanh, trẻ sẽ có được lòng yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ mọi người. Con không ích kỷ hay coi nhẹ lợi ích của người khác, luôn nỗ lực đem lại niềm vui cho mọi người. Đó là cách con học yêu thương và được mọi người yêu mến, để hạnh phúc bây giờ và mai sau.

Những người hạnh phúc là người có lòng yêu thương rộng lớn, không giữ bực tức và hận thù ngay cả với người không tốt với mình. Ngược lại, họ có lòng thương xót vì kẻ xấu có thể phải chịu hậu quả về sau. Họ coi đó là cơ hội rèn luyện bản thân để có được sự kiên nhẫn và lòng vị tha.

Rèn tư duy tích cực và cách kiềm chế tức giận

Khi con tức giận hay la hét, khóc lóc vì gặp điều không vừa ý, cha mẹ không nên đáp ứng những yêu cầu không hợp lý của con. Trong tình huống này, cha mẹ nên giải thích cho con hiểu việc tức giận sẽ không giúp con giải quyết vấn đề mà chỉ làm bản thân bị dày vò, khổ sở. Khi nhận diện tức giận là xấu, con sẽ không đua theo cơn giận mà ngược lại, học kiềm chế bằng cách hít thở sâu hoặc tìm cách thư giãn đầu óc.

Ví dụ, khi nghe bạn nói xấu mình, con có thể suy nghĩ nếu bạn nói đúng thì con tìm cách thay đổi; nếu bạn nói không đúng, con bỏ qua và tìm cơ hội nói chuyện lại với bạn cho rõ. Điều này tốt hơn thay vì tức giận hay trả đũa vì bạn đã chơi xấu mình.

Không tức giận, luôn vui vẻ là cách trẻ tập cho mình nguồn năng lượng tích cực từ khi còn nhỏ.

sua Kun anh 3

Dạy con nuôi dưỡng năng lượng tích cực bằng cách tìm kiếm niềm vui, kiềm chế cơn giận vô cớ.

Giúp con có động lực nhưng không áp lực

Khi con có lòng biết ơn với cha mẹ, ông bà, thầy cô hay cuộc sống, con sẽ có động lực lớn lao để phấn đấu học tập và trưởng thành, trở thành người có ích. Khi động lực học tập của con đến từ lòng biết ơn, yêu thương xung quanh và mong muốn tạo giá trị để báo ơn, con sẽ không bị áp lực, không chán nản khi gặp khó.

Bố mẹ cần hiểu năng lực của con và ghi nhận những kết quả mà con đã nỗ lực, không gây thêm áp lực cao, vượt quá năng lực của con mình.

Một phụ huynh có con lười biếng học hành, ỷ lại người khác, chị thường nói với con rằng: “Con hãy xem ngoài kia, còn rất nhiều người đang khổ. Con khoẻ mạnh và có thể học tốt hơn để sau này lớn lên, con giúp được nhiều người bớt khổ”. Đây cũng là một động lực nếu gia đình bạn đã đủ đầy, bé không có áp lực phải học giỏi để kiếm tiền cho bản thân nhưng có động lực để giúp đỡ những người khác.

sua Kun anh 4

Cha mẹ nên thấu hiểu năng lực và công nhận những cố gắng để trẻ không bị áp lực phải thật giỏi.

Rèn luyện thể thao mỗi ngày

Một người hạnh phúc cần có cơ thể khoẻ mạnh. Thói quen cho con tập thể thao hàng ngày rất quan trọng. Ba mẹ có thể khuyến khích con chọn một môn thể thao ưa thích và giờ chơi cố định mỗi ngày để rèn luyện.

Nếu không tập từ khi còn nhỏ, bé có thể lười biếng và khó rèn luyện thói quen này khi lớn. Ngày nay, với sự chi phối của máy tính và điện thoại, nhiều người trẻ mắc các bệnh về thoái hoá cột sống, bệnh về mắt, mỡ máu… Sức khỏe yếu làm chất lượng cuộc sống giảm và những ước mơ khó trở thành hiện thực.

Một xã hội với những công dân khỏe mạnh, chăm chỉ, đầy lòng yêu thương và chia sẻ là một cộng đồng hạnh phúc.

sua Kun anh 5

Rèn luyện thể thao từ nhỏ giúp trẻ có cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.

Cha mẹ thay đổi

Đều quan trọng hơn tất cả, cha mẹ cần là tấm gương cho con. Sự hào phóng và san sẻ của cha mẹ với người xung quanh sẽ được con cái noi theo mà không cần những lời giáo huấn to tát nào.

Quan trọng hơn, việc cha mẹ rèn cho mình tư duy tích cực trong mọi vấn đề, chú tâm vào giải pháp thay vì thể hiện cảm xúc khi đối diện với khó khăn là cách rèn nên bản lĩnh của những nhà lãnh đạo. Đồng thời, đó cũng là yếu tố làm nên hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi cá nhân khi họ dễ dàng đối diện và vượt qua những tình huống không như ý.

sua Kun anh 6

Ba mẹ nên nỗ lực thành tấm gương tốt để con noi theo.

Việc nói chuyện với con nhẹ nhàng, không quát mắng, không dùng bạo lực tưởng dễ dàng nhưng không phải ai cũng làm được. Đôi khi, chính ba mẹ lại dễ dàng thả mình theo cảm xúc mà quên rằng những lời lớn tiếng có thể làm tổn thương tinh thần con. Lâu dần, trẻ sẽ tích lũy thành thói quen hành xử bạo lực.

Việc rèn luyện thói quen tập luyện thể thao thường xuyên cho con cũng đòi hỏi cha mẹ nỗ lực sắp xếp thời gian để vừa đưa đón con, vừa dành thời gian tập luyện để làm gương.

Anh Đào Thái Tư, một giám đốc kinh doanh tại Hà Nội tuy bận rộn vẫn sắp xếp để cùng vợ và các con chạy bộ mỗi chiều, sáng thứ bảy và chủ nhật. Mới đây, cả gia đình đã tham gia chương trình chạy Kun Marathon. “Đây là khoảng thời gian tuyệt vời. Chúng tôi dành thời gian cho nhau nhiều hơn và chắc rằng sau khi lớn lên, các con sẽ luôn nhớ về những khoảng thời gian hạnh phúc này”, anh chia sẻ.

Chương trình “Cùng Kun làm việc tốt mỗi ngày” do Hội đồng Đội Trung ương và thương hiệu Kun tổ chức, mang phong trào thi đua tới khắp đội viên các trường cấp 1 trên toàn quốc. Chương trình gồm 6 chủ đề: Cùng Kun học tốt mỗi ngày - Cùng Kun đọc sách mỗi ngày - Cùng Kun chia sẻ yêu thương - Cùng Kun bảo vệ môi trường - Cùng Kun vận động mỗi ngày - Cùng Kun rèn luyện mỗi ngày.

LofKun Happy Run là một trong các hoạt động được tổ chức vào ngày 6/8 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quy tụ 3.000 em nhỏ từ các nhà thiếu nhi khắp các tỉnh thành. Ngoài ra, ngày 7/8, hoạt động LofBus mang đến sân chơi cho 50 gia đình các em nhỏ mồ côi do Covid-19.

Để lan toả tinh thần yêu thương và những giá trị tốt đẹp vì trẻ em, độc giả có thể chia sẻ bài viết trên trang cá nhân kèm hashtag #cungkunlamviectot và #chonyeuthuongchonhanhphuc #lofkunhappyrun. Với mỗi chia sẻ, bạn đã đóng góp 100.000 đồng vào Quỹ tổng đài LofKun để giúp đỡ các em nhỏ khó khăn.

Giang Nghiên Dương

Bạn có thể quan tâm