Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 lý do khiến các bom tấn hè 2013 bị 'thất sủng'

Không ít tác phẩm bom tấn như "R.I.P.D" hay "After Earth"... lại thất bại trên Top Box Office của mùa hè năm nay.

 

Có thể nói rằng, mùa hè là mùa mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ nhất cho các nhà làm phim. Bởi vậy, rất nhiều hãng phim ra mắt ồ ạt hàng loạt bom tấn vào khoảng thời gian này. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào khi ra rạp cũng có thể đạt được chỉ tiêu doanh thu đặt ra ban đầu. Dưới đây là 5 lý do mà theo trang Screenrant - một trang web phê bình phim khá có tiếng ở Mỹ - là nguyên nhân đã khiến các bom tấn vốn được trông chờ lại bị thất sủng trong mùa hè năm nay.
 
Lạm dụng công nghệ 3D
 
Kể từ sau thành công không quá bất ngờ của Avatar, 3D được xem như tiêu chuẩn mặc định mới của một bộ phim khi ra rạp. Nhiều tác phẩm dù được thực hiện bằng công nghệ 2D đơn thuần nhưng vẫn "cố đấm ăn xôi" chuyển đổi sang 3D. Điều đó dẫn đến việc nhiều phim trở thành một bản convert lỗi với hiệu ứng mờ nhạt, kém thu hút.
 

 


Trong khi đó, khán giả giờ đang dần kén chọn hơn trong lựa chọn của mình. Không phải phim nào họ cũng "hết mình" với phiên bản 3D. Do vậy, việc kiếm lợi nhuận từ phòng vé này để bù đắp chi phí sản xuất 3D (hoặc chuyển đổi định dạng) bỗng chốc trở thành gánh nặng cho đơn vị sản xuất phim.
 
Hiệu ứng CGI được sử dụng quá nhiều
 
Công nghệ CGI hẳn không còn xa lạ khi trong thời gian gần đây, Hollywood liên tục ra mắt những bom tấn sử dụng công nghệ này. Nổi bật nhất là The Avengers (2012) cùng khoản lợi nhuận hơn $1.5 tỷ (~ 32 nghìn tỷ đồng). Mặt khác, giá thành để tạo dựng hiệu ứng CGI ngày càng rẻ khiến nhiều studio lao vào "lừa đảo thị giác" khán giả thay vì tập trung khai thác nội dung phim và nhân vật.
 

 

 


R.I.P.D là ví dụ điển hình cho việc rớt thảm trong hè 2013. So với Pacific Rim hay Despicable Me 2, tác phẩm này vẫn còn phải... xách dép về mặt hiệu ứng. Đối mặt với Red 2  The Conjuring, R.I.P.D cũng chưa đủ xuất sắc để vượt qua. Được quảng bá rầm rộ với kinh phí $130 triệu (~ 2.740 tỷ đồng) nhưng R.I.P.D lại bị gán mác phiên bản "nhái" Men in Black.
 

Ngay cả Pacific Rim cũng vậy. Dù sở hữu những màn chiến đấu mãn nhãn, rô-bốt siêu khủng cùng hiệu ứng hoàn hảo, khán giả ở thị trường nội địa vẫn hoàn toàn ngó lơ tác phẩm này. Có thể chốt lại rằng, CGI không còn là chìa khóa thành công được đảm bảo cao như trước.
 
Thổi phồng số vốn đầu tư
 
Một trong những yếu tố để được đánh giá là bom tấn là tổng số tiền đầu tư vào bộ phim đó. Cộng thêm dàn sao bự và công nghệ đắt đỏ, nhà sản xuất dư sức thu hút dư luận trước khi "bom tấn" ra rạp. Nhưng vào thời điểm này, đó không phải là tất cả. Công khai số vốn đầu tư (hoặc thổi phồng) đến $130 triệu (~ 2.740 tỷ đồng), After Earth chỉ thu về vỏn vẹn $60 triệu (~ 1.268 tỷ đồng) tại Mỹ. Nhờ có thị trường quốc tế, doanh thu đã được gỡ gạc lại phần nào nhưng phim vẫn nhận không ít "gạch đá" từ phía khán giả.
 

 


Nhiều nhà phê bình còn cho biết, một tác phẩm với chất lượng như vậy hoàn toàn không tiêu tốn đến con số hàng trăm triệu. Cái khán giả cần là một kịch bản chất lượng, đủ để họ có được sự trải nghiệm tuyệt vời thay vì những con số "hữu danh vô thực". Không quá bất ngờ khi After Earth chỉ nhận được 4.8 điểm bình chọn từ người xem trên IMDB.
 
Lựa chọn nhân vật không phù hợp với thời thế
 
Nhiều năm trở lại đây, phim chuyển thể là đề tài hot tại Hollywood. Hàng loạt các anh hùng truyện tranh, nhân vật đồ chơi hay sự kiện có thật liên tục rủ nhau lên màn ảnh rộng. Tuy nhiên, không phải ai cùng giành được thành công về cho mình. John Carter và The Lone Ranger là 2 ví dụ điển hình của anh hùng chuyển thể thất thế.
 

 

 


Đều nổi tiếng từ trước, từng sở hữu cộng đồng fan lớn nhưng ở thời đại này, họ lại không khác gì... bom xịt. Đáng nói hơn, cả 2 phim cùng được đầu tư hàng trăm triệu đô-la, nhưng con số thu về lại chẳng là bao. Điều này dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà sản xuất: Không thể cứ sản xuất tràn lan, thiếu sự cân nhắc kỹ càng cũng như cần để ý thêm đến thị hiếu của số đông khán giả.
 
Ra mắt tràn lan vào mùa hè
 
Điều cuối cùng khiến các bom tấn nhanh chóng chuyển sang xịt ngóm cũng vì sự cạnh tranh ồ ạt giữa các hãng phim vào mùa hè. Đây là thời gian mà các khán giả trẻ - đối tượng chính của những nhà làm phim - được nghỉ học nên họ tha hồ hốt bạc từ các thượng đế. Trong năm nay, Iron Man 3 mới chỉ xưng vương trên Top Box Office được 2 tuần đã nhanh chóng bị hạ bệ bởi Star Trek 2.
 

 

 


Nối tiếp sau đó là hàng loạt tác phẩm khác như Fast & Furious 6, The Hangover Part 3, The Wolverine... Rất nhiều bộ phim có tiềm năng dành no.1 hay dẫn đầu Top Box Office trong 1 thời gian dài nhưng việc gặp phải những đối thủ quá mạnh trong hè khiến chúng trở thành bom xịt. Từ 1 bom tấn được trông chờ, các tác phẩm này đều nhanh chóng bị thất sủng, ít được quan tâm cùng doanh thu không được như ý.

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn có thể quan tâm