Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 nguyên tắc giúp bạn 'dễ thở' với bệnh COPD

Những người mắc bệnh phổi mạn tính cần thay đổi lối sống sinh hoạt vì bệnh thường gây khó thở, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày.

Bệnh COPD có thể gây ho, khó thở ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Ảnh: SmartVest.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) không thể chữa khỏi và có thể trầm trọng hơn theo thời gian. Vì vậy, điều quan trọng là phải điều trị càng sớm càng tốt để kiểm soát triệu chứng và có chất lượng cuộc sống tốt hơn khi mắc COPD.

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh COPD có thể thực hiện những thay đổi lối sống dưới đây để khỏe mạnh hơn.

Nếu hút thuốc, hãy bỏ thuốc

Theo Live Strong, hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra COPD. Khói thuốc lá chứa độc tố gây tổn thương phổi và đường hô hấp, làm bệnh COPD trở nên trầm trọng hơn và khiến bạn khó thở hơn.

Bạn có thể tìm thấy một số liệu pháp thay thế nicotine (NRT) không cần kê đơn, bao gồm miếng dán, kẹo cao su hoặc viên ngậm; hoặc yêu cầu bác sĩ kê đơn NRT như thuốc hít hoặc thuốc xịt mũi.

Đi bộ hàng ngày

Hầu hết người bệnh COPD đều không tập thể dục thường xuyên vì họ cảm thấy khó thở. Tuy nhiên, tập thể dục không chỉ giúp tăng cường cơ bắp mà còn cải thiện khả năng vận chuyển oxy vào máu và cơ, giúp tăng cường thể lực và người bệnh COPD thở dễ hơn.

Nếu có thể, bạn nên cố gắng đi bộ ít nhất 20 phút mỗi ngày. Nếu không, hãy bắt đầu bằng cách đi bộ 5 phút. Khi đã quen và thoải mái đi bộ, hãy tăng thời gian lên 10 phút, sau đó là 15 phút, dần dần tăng lên 20 phút.

Tiêm vaccine phòng cúm

Cúm có thể nguy hiểm với bất kỳ ai, nhưng đặc biệt đe dọa tính mạng đối với những người mắc COPD. Đó là vì virus cúm có thể gây ra "đợt bùng phát" - tức là bùng phát mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COPD và kéo dài.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi bệnh cúm là tiêm vaccine cúm hàng năm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyên mọi người nên tiêm vaccine vào đầu mùa thu, trước khi mùa cúm bắt đầu, vì cơ thể bạn phải mất khoảng 2 tuần mới bắt đầu sản xuất kháng thể bảo vệ chống lại bệnh cúm.

Vệ sinh thảm thường xuyên

Thảm là nơi trú ngụ của các chất gây kích ứng phổi như mạt bụi, bào tử nấm mốc và chất ô nhiễm môi trường, sau đó chúng sẽ bay vào không khí khi bạn đi trên sàn hoặc hút bụi. Vì vậy, nếu có thể, bạn không nên sử dụng thảm vải trong nhà khi mắc COPD.

Nhưng nếu buộc phải sử dụng thảm trong nhà, hãy dùng thêm máy lọc không khí có bộ lọc dạng hạt hiệu suất cao (HEPA). Bộ lọc HEPA thường xử lý gần 99% các hạt vật chất như bụi và khói.

Thực hiện các bài tập thở

Khi bị COPD, đôi khi bạn có thể gặp khó khăn khi hít thở sâu. Để đưa nhiều oxy hơn vào phổi khi bạn thở, Hiệp hội Phổi Mỹ (ALA) khuyến cáo nên thở bụng (hoặc thở bằng cơ hoành) hàng ngày. Cách thực hiện:

  • Bắt đầu ở tư thế thoải mái, chẳng hạn ngồi trên ghế hoặc nằm trên giường
  • Đặt tay lên bụng, hít một hơi thật sâu qua mũi, cảm nhận bụng mình phồng lên
  • Nín thở trong vòng 1-2 giây (hoặc lâu hơn nếu bạn có thể chịu được), sau đó từ từ thở ra bằng miệng
  • Lặp lại trong 5-10 phút

Theo ALA, một kiểu thở khác có thể giúp đưa nhiều oxy hơn vào phổi khi bạn bị khó thở là thở mím môi. Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng cách ngồi thẳng
  • Hít vào từ từ bằng mũi và đếm thầm đến "hai"
  • Chu môi hoặc bĩu môi và thở ra bằng miệng
  • Lặp lại quá trình này cho đến khi bạn có thể thở được.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

TP.HCM kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm dinh dưỡng

Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là sữa chế biến và thực phẩm dinh dưỡng y học, từ 21/4-30//5.

Mai Phương

Bạn có thể quan tâm