Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 tác dụng phụ khi ăn nhiều trứng

Trứng mang lại nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, nó cũng có những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Ăn nhiều trứng là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường. Ảnh Shutterstock

Nghiên cứu cho thấy mỗi quả trứng chỉ chứa 72 calo, cung cấp 6 g protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng choline có trong trứng giúp tăng cường trí não. Lutein và zeaxanthin trong những quả trứng có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, tăng cường sức khỏe của mắt.

Bên cạnh những giá trị dinh dưỡng mang lại, trứng có thể mang đến một số nguy cơ cho những người mắc bệnh mắc bệnh tim mạch, tiểu đường. Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo những người mắc bệnh trên nên hạn chế ăn trứng.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho hay nên ăn 1-2 quả trứng/ngày (nhất là lòng trắng trứng) để có một cơ thể khỏe mạnh, do chúng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, bồi bổ cho cơ thể.

Theo Hệ thống Y tế Mayo Clinic, một người khỏe mạnh có thể ăn tới 7 quả trứng/tuần mà không hề gây hại gì.

Một nghiên cứu trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ (2018) cho thấy việc tiêu thụ 12 quả trứng/tuần trong vòng 3 tháng không ảnh hưởng đến tim mạch ở những người mắc bệnh tiểu đường và tiểu đường type II. Tuy nhiên, nghiên cứu trên được thử nghiệm trên các đối tượng đang theo chế độ ăn kiêng được thiết kế để giảm cân.

Ăn quá nhiều trứng sẽ phản tác dụng với sức khỏe, đặc biệt là với những bệnh nhân có bệnh lý liên quan đến tim mạch, tiểu đường. Dưới đây là 5 tác dụng phụ mà trứng có thể gây ra cho cơ thể đã được chuyên gia kiểm chứng, theo Eat This Not That.

tac hai cua an trung anh 1

Ăn trứng nhiều hơn bình thường có thể khiến lượng cholesterol trong máu tăng lên. Ảnh: Shutterstock.

Tăng cholesterol

Có một giai đoạn mà lòng đỏ của trứng được cho là có khả năng làm tăng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các chuyên gia nhận định các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, tiền sử sức khỏe và đặc biệt là tiền sử gia đình mới là lý do gây ra tình trạng này nhiều hơn cả.

Trước đây, người ta cho rằng ăn thực phẩm chứa nhiều cholesterol thì cholesterol máu sẽ tăng, do đó có nhiều nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nhưng trên thực tế, chính gan mới là nơi chủ yếu sản xuất cholesterol.

Trứng có chứa hàm lượng cholesterol khá cao khoảng 190 mg trong khi giới hạn lượng cholesterol hàng ngày của mỗi người là 300 miligam, theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi.

Mặc dù trứng rất bổ dưỡng nhưng điều này không có nghĩa là bạn được ăn quá nhiều trứng trong ngày. Việc này sẽ dẫn đến những hậu quả sức khỏe khác bao gồm cả việc có thể tăng cholesterol.

tac hai cua an trung anh 2

Để đảm bảo sức khoẻ tim mạch, bạn nên hạn chế ăn trứng. Ảnh: Shutterstock.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Theo các chuyên gia, ăn một quả trứng/ngày dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tại Trung Quốc, một nghiên cứu lớn đã được thực hiện trên nửa triệu người trưởng thành cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày thực sự làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy ăn trên 300 mg cholesterol/ngày làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch (CVD) và nguy cơ tử vong lần lượt là 17%, 18%. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation (2022) đã chỉ ra lượng trứng ăn hàng ngày, hàm lượng cholesterol nạp vào cơ thể có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tử vong cao hơn.

Nếu mục tiêu đang hướng đến là đảm bảo sức khỏe tim mạch, bạn nên ăn trứng một cách khoa học.

tac hai cua an trung anh 3

Để đảm bảo cân nặng, bạn nên ăn kèm trứng cùng với các loại rau củ, cà chua. Ảnh: Shutterstock

Tăng cân

Kết hợp trứng cùng với xúc xích, bánh mì băm, bánh kếp có đường, cà phê nhiều kem vào bữa sáng, bạn có thể bị tăng cân.

Để đảm bảo sức khỏe, kiểm soát cân nặng hiệu quả, bạn nên ăn kèm trứng cùng với một thực phẩm như rau bina tươi, ớt chuông thái hạt lựu, cà chua hoặc bơ, dầu ô liu. Món ăn của bạn sẽ thêm hấp dẫn, ít calo, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Ăn nhiều trứng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh mạn tính. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường (2009) cho biết những người ăn hơn 7 quả trứng/tuần có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type II cao hơn những người ăn ít.

Theo hiệp hội Tiểu đường Mỹ, trứng được coi là loại protein hoàn hảo, ăn trứng có thể kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy insulin.

Thói quen ăn trứng gây hại cho sức khỏe

Nhiều người chiên trứng trong bơ hoặc ăn kèm với các loại thịt chế biến sẵn giàu chất béo, natri như thịt xông khói hoặc giăm bông. Ăn theo cách này, cơ thể có thể sẽ phải tiêu thụ chất béo bão hòa, natri và calo dư thừa, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Ăn trứng sống có tốt như dân gian truyền miệng?

Theo dân gian, ăn trứng gà sống mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo đây là điều tuyệt đối không nên.

Thu Hương

Bạn có thể quan tâm