1. Rửa tay cho con sạch sẽ bằng xà phòng: Thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng và hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi, dụi mắt, bảo trẻ không chạm vào bề mặt đồ vật ở khu vực công cộng. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu và sau khi chạm vào những đồ vật không sạch sẽ. Ảnh: Unsplash. |
2. Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách: Cho trẻ đeo khẩu trang y tế khi đi ra ngoài và đến các nơi công cộng có đông người. Chỉ sử dụng khẩu trang duy nhất một lần. Nếu để trẻ sử dụng cùng một khẩu trang ngày này qua ngày khác thì những chất bẩn từ miệng và mũi phủ bên trong khẩu trang rất dễ hấp dẫn vi khuẩn. Ảnh: The New York Times. |
3. Đeo găng tay cho trẻ khi đến nơi công cộng: Khi rời khỏi nhà, hãy đeo găng tay cho trẻ để tránh tiếp xúc với các đồ dùng công cộng. Tùy theo điều kiện thời tiết, bạn có thể đeo găng tay loại dày hoặc mỏng. Bạn nên thay găng tay hàng ngày, giặt sạch và tránh đeo găng tay ẩm. Đặc biệt chú ý dùng găng tay khi cho trẻ đi máy bay, tàu hoả, xe buýt, taxi... |
4. Cho trẻ uống nhiều nước: Cha mẹ nên thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước, tránh để khát nước vì khi màng trong cổ họng của trẻ bị khô, virus dễ xâm nhập vào cơ thể. Trẻ nên được uống nước ấm nhiều lần, không uống quá nhiều nước cùng một lúc và hãy giữ ấm cổ họng. Ảnh: Kiddipedia. |
5. Bổ sung chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày: Không nên cho trẻ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng. Đảm bảo đủ dinh dưỡng, ăn thực phẩm giàu protein, rau quả tươi và sạch, tăng cường độ phong phú của các loại hạt mà trẻ ăn. Bổ sung vitamin, khoáng chất và dầu gan cá tuyết với số lượng thích hợp. |
6. Theo dõi biểu hiện bất thường của trẻ: Nếu trẻ bị sốt cao, ho kéo dài sau khi sốt, đau đầu, mệt, khó thở, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh. Nếu trẻ tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh cần chủ động cách ly và quan sát trong 14 ngày tại nhà với trẻ. Sau 14 ngày trẻ có hay không có triệu chứng bệnh cũng nên yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ sở y tế. Ảnh: Healthplus. |