![]() |
1. Họ không để bụng những lời phán xét: Khi đối mặt với sự phán xét, những người có EQ cao có khả năng tách bản thân ra khỏi những lời chỉ trích. Thay vì để những lời đó làm tổn thương, họ xem chúng như ý kiến từ bên ngoài, thay vì nghĩ là sự công kích nhắm vào bản thân mình. Ngược lại, họ tận dụng những lời phán xét như một cơ hội để học hỏi và hiểu về người đang công kích, biến một trải nghiệm có khả năng tiêu cực thành điều tích cực. |
![]() |
2. Họ rèn luyện sự đồng cảm: Với nhiều người, phản ứng ban đầu khi bị công kích là muốn đáp trả. Tuy nhiên, người có EQ cao chọn cách đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu quan điểm của họ. Ví dụ, họ có thể nghĩ đồng nghiệp đang trải qua một ngày không tốt, hoặc họ thực sự tin rằng có một phương pháp hiệu quả hơn cho dự án. Bằng cách này, họ không chỉ tránh được những xung đột không đáng có, mà còn có cơ hội học hỏi và cải thiện công việc của bản thân. |
![]() |
3. Họ bày tỏ cảm xúc của mình: Nhiều người từng trải qua cảm giác bị đánh giá và phải kìm nén cảm xúc, điều này dễ dẫn đến những cơn bùng nổ không kiểm soát sau đó. Tuy nhiên, những người có EQ cao hiểu rằng việc thể hiện cảm xúc đúng lúc, kể cả khi điều đó gây khó chịu, là điều cần thiết. Họ thường xuyên tự nhận diện cảm xúc của bản thân và tìm cách diễn đạt chúng một cách rõ ràng, hiệu quả. Khi cảm thấy bị phán xét, họ sẵn sàng chia sẻ cảm xúc với đối phương bằng sự chân thành và tôn trọng. Cách tiếp cận này không chỉ giúp giải tỏa áp lực tâm lý mà còn góp phần xây dựng sự thấu hiểu và tôn trọng trong các mối quan hệ. |
![]() |
4. Họ duy trì tư duy phát triển: Những người có EQ cao thường sở hữu tư duy phát triển. Khi đối mặt với lời phê bình hay đánh giá, họ không coi đó là thất bại hay một điểm yếu cá nhân. Thay vào đó, họ xem xét đó là một dịp để học hỏi, tiến bộ và cải thiện bản thân. |
![]() |
5. Họ tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần: Đôi khi, việc vượt qua những khó khăn và cảm giác tiêu cực đòi hỏi sự hỗ trợ và cảm thông từ những người xung quanh. Những người có EQ cao hiểu điều này, họ không ngần ngại tìm đến sự giúp đỡ từ người khác khi cảm thấy bị phán xét. Họ nhận thức được rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ không phải là biểu hiện của sự yếu đuối mà ngược lại, đó là một dấu hiệu của sức mạnh nội tại và khả năng tự nhận thức. |
![]() |
6. Khả năng buông bỏ: Người có EQ cao nhận thức rõ rằng bản thân không thể chi phối những phán xét từ người khác, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát phản ứng của chính mình. Thay vì níu giữ năng lượng tiêu cực do cảm giác bị phán xét mang lại, họ chấp nhận, rút ra bài học và sau đó chủ động buông bỏ. Lý do là bởi họ hiểu rằng việc giữ sự oán giận chỉ gây tổn hại đến tinh thần của bản thân. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.