![]() |
1. Họ nhận biết và tôn trọng cảm xúc của mình: Những cha mẹ kiên cường hiểu rằng cảm xúc không phải là thứ cần chôn giấu, bác bỏ hay kìm nén. Họ biết rằng việc phớt lờ cảm xúc chỉ khiến chúng trở nên bùng nổ hơn. Giống như cách chúng ta dạy con trẻ từ bé, bản thân cha mẹ cũng có thể nói ra bằng lời. Bạn hãy bắt đầu bằng cách nói với chính mình - có thể thầm thì hoặc nói thành tiếng để miêu tả cảm xúc của mình. |
![]() |
Việc gọi tên cảm xúc giúp tôn trọng và xác nhận trải nghiệm mà chúng ta đang trải qua. Chỉ khi đó, ta mới có thể bắt đầu hành động để cảm thấy khá hơn hoặc tự bảo vệ chính mình. Ví dụ, nếu đang tức giận, có thể chúng ta cần thiết lập ranh giới hoặc trò chuyện với bạn bè nếu cảm thấy lo âu. Khi cha mẹ biết cách đối diện và xử lý cảm xúc của chính mình, trẻ sẽ học được rằng cảm xúc là một phần tự nhiên trong cuộc sống, chúng cũng quan trọng không kém giấc ngủ hay việc vận động thể chất, theo CNBC. |
![]() |
2. Họ biết điều tiết cảm xúc của bản thân: Có bao giờ bạn nhận thấy sợ khi xem một bộ phim kinh dị? Đó là bởi vì cảm xúc có tính lan truyền. Nếu nỗi sợ của một nhân vật hư cấu có thể lan truyền qua màn hình và ảnh hưởng đến người lớn, cảm xúc tiêu cực của cha mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến con cái. Vì vậy, cha mẹ cần điều tiết cảm xúc để giảm thiểu tác động đến con mình. |
![]() |
Việc làm dịu cảm xúc có thể bắt đầu từ việc lắng nghe cơ thể. Cha mẹ hãy thử bài tập thở đơn giản là hít vào chậm rãi trong 5 giây, sau đó thở ra trong 5 giây và lặp lại trong 2 phút. Kỹ thuật thư giãn này sẽ giúp làm dịu hệ thần kinh, từ đó giảm bớt những cảm xúc mạnh. Cha mẹ nên nhớ rằng bạn cần trải qua cảm xúc thì mới có thể xử lý, tiêu hóa và điều tiết chúng. Đôi khi, bạn cũng cần cho bản thân thời gian để bình tĩnh lại. Cách này giúp bạn không bị cảm xúc chi phối, từ đó tránh biểu hiện chúng theo cách có thể gây tổn thương đến con. |
![]() |
3. Không chỉ trích cảm xúc của bản thân: Cảm xúc thường được phân loại theo cách chúng khiến ta tự nhìn nhận, ví dụ như hạnh phúc thường được xem là tích cực, còn giận dữ bị coi là tiêu cực. Tuy nhiên, cảm xúc không có tốt hay xấu, chúng chỉ đơn thuần là một dấu hiệu. Khi biết nhìn nhận cảm xúc đúng đắn, bạn sẽ biết cách quản lý và vượt qua điều đó. Những cha mẹ không phán xét cảm xúc của bản thân cũng ít có xu hướng phán xét con cái của mình. |
![]() |
4. Biết cách tự phản chiếu cảm xúc bản thân: Là nhà tâm lý học, TS Juli Fraga hiểu rằng đời sống cảm xúc được hình thành từ hiện tại nhưng lại bị ảnh hưởng bởi quá khứ. Cụ thể, cách cha mẹ đối diện với cảm xúc trong quá khứ là chìa khóa quan trọng. Nếu nỗi buồn của cha mẹ bị coi thường, họ cũng có xu hướng làm điều tương tự với con cái của mình. |
![]() |
Nếu bạn đang gặp khó khăn với một loại cảm xúc nào đó, việc tự phản tỉnh, tự nhìn nhận cảm xúc có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân. Việc tự đặt ra những câu hỏi cho cảm xúc của mình sẽ giúp phá vỡ những khuôn mẫu cũ gây tổn thương và ngăn bạn lặp lại những sai lầm tương tự. Hơn nữa, những cha mẹ biết phản tỉnh cảm xúc của bản thân cũng sẽ biết dạy con mình làm điều tương tự. Giống như việc dạy con cách cư xử lịch sự, trẻ sẽ học bằng cách quan sát những gì chúng ta làm, không chỉ từ những gì chúng ta nói. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.