Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 dấu hiệu cảnh báo trẻ lớn lên thiếu tôn trọng

Theo Bright Side, nếu trẻ luôn cho mình là trung tâm, nói chuyện với bố mẹ như với bạn bè cùng trang lứa thì bạn nên xem xét lại cách dạy con.

tre thieu ton trong anh 1

1. Khăng khăng không chấp nhận từ "không": Nhiều phụ huynh gặp trường hợp này - trẻ luôn mong đợi được chiều theo ý mình và thường xuyên làm như vậy. Thậm chí, chúng thường xuyên hét lên "không" mỗi khi được yêu cầu làm gì đó. Trẻ em thiếu tôn trọng thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hợp tác và làm việc nhóm, ảnh hưởng đến quá trình học tập và cuộc sống, sự nghiệp sau này. Ảnh: Pexels.

tre thieu ton trong anh 2

2. Thích nhận hơn là cho đi: Trẻ có thể không đánh giá cao những gì cha mẹ hoặc người khác đã làm cho chúng. Thay vì sử dụng những lời lẽ lịch sự như "con cảm ơn", chúng có thể đòi hỏi mọi thứ một cách trực tiếp và thiếu tôn trọng, chẳng hạn như "cho con". Khi thiếu lòng biết ơn, trẻ sẽ khó có thể cảm thông, chia sẻ và xây dựng những mối quan hệ lành mạnh với người khác. Ảnh: Pexels.

tre thieu ton trong anh 3

3. Tự cho mình là trung tâm: Trẻ có thể cảm thấy mình có quyền và mong đợi được đối xử đặc biệt. Ví dụ, nếu một đứa trẻ khác trong lớp nhận được giải thưởng, chúng có thể trở nên buồn bã và tuyên bố rằng mình xứng đáng hơn. Cảm giác có quyền này dễ khiến trẻ khó đồng cảm với người khác và có thể dẫn đến sự cô lập xã hội. Ảnh: Freepik.

tre thieu ton trong anh 4

4. Luôn thấy không hài lòng: Mặc dù sở hữu nhiều thứ, trẻ luôn muốn có thêm và không bao giờ hài lòng. Mong muốn không ngừng này có thể ngăn cản trẻ tìm thấy hạnh phúc trong khoảnh khắc hiện tại và có thể dẫn đến sự bất mãn suốt đời. Ảnh: Freepik.

tre thieu ton trong anh 5

5. Luôn đòi hỏi được thỏa mãn ngay lập tức: Trẻ thường không nghĩ đến việc yêu cầu của chúng có thể gây bất tiện cho người khác. Chúng mong đợi cha mẹ phải đáp ứng ngay lập tức mọi yêu cầu của mình, bất kể thời điểm hay hoàn cảnh. Trẻ em có xu hướng đòi hỏi sự thỏa mãn tức thời sẽ khó phát triển các kỹ năng sống quan trọng như kiên nhẫn và khả năng chờ đợi. Ảnh: Freepik.

tre thieu ton trong anh 6

6. Nói chuyện với bố mẹ như với bạn bè cùng trang lứa: Điều này chứng tỏ phụ huynh đã thất bại trong việc thiết lập ranh giới, đưa ra các quy tắc nghiêm ngặt và không đưa ra bất kỳ định hướng nào trong cuộc sống. Kết quả là đứa trẻ không cảm thấy uy quyền của cha mẹ. Chúng tin rằng mình có vị trí ngang bằng cha mẹ trong gia đình, thậm chí có thể cao hơn nên hành động một cách thiếu tôn trọng. Ảnh: Pexels.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

7 việc đơn giản cha mẹ nào cũng nên làm để giữ an toàn cho con

Theo Bright Side, chụp ảnh con trước khi đến nơi đông người, dạy con tìm kiếm sự giúp đỡ là các biện pháp để bảo vệ trẻ khỏi những tình huống không mong muốn.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm