Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 mẹo giúp con bạn 'chiến thắng' khi bị trêu chọc

Trêu chọc và bắt nạt xảy ra thường xuyên hơn phụ huynh nghĩ. Trẻ có thể cảm thấy sợ hãi hoặc xấu hổ, vì vậy, hãy áp dụng một số mẹo để con đối phó với tình huống đó tốt hơn.

nuoi day con anh 1

1. Tìm kiếm những điều con thực sự giỏi: Theo Bright Side, phụ huynh có thể khuyến khích con tham gia nhiều hơn vào những hoạt động mà chúng giỏi. Điều đó sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Hãy nói chuyện với con về những thành tích của chúng và nói với trẻ rằng con đã làm rất tốt. Điều này cũng sẽ giúp con cảm thấy bản thân tốt hơn và hình thành lòng tự trọng.

nuoi day con anh 2

2. Nói với con không có gì xấu hổ khi nhờ giúp đỡ: Trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc tự đứng lên bảo vệ mình. Một số trẻ em làm được, nhưng một số trẻ khác lại nhút nhát và do dự hơn. Vì vậy, cha mẹ nên dạy con rằng không có gì xấu hổ khi nhờ người lớn giúp đỡ, chẳng hạn giáo viên hay bố mẹ.

nuoi day con anh 3

3. Lắng nghe con bạn: Hãy dành thời gian lắng nghe con chia sẻ về những gì đang diễn ra ở trường. Cố gắng đừng phản ứng bằng những cảm xúc tiêu cực vì con có thể ngừng nói chuyện do sợ cha mẹ sẽ buồn. Chỉ cần biết rằng cha mẹ luôn ở đó giúp đỡ và ủng hộ, trẻ sẽ có sự an ủi và động viên lớn. Bên cạnh đó, đừng cố gắng tìm lý do trong hành vi của con để giải thích tại sao con bị trêu chọc. Đó không phải lỗi của trẻ, và nếu bạn đổ lỗi cho chúng, điều đó sẽ chỉ khiến con lo lắng hơn.

nuoi day con anh 4

4. Gọi đúng tên hành vi: Khi cha mẹ sử dụng những từ ngữ chính xác như "trêu chọc", "bắt nạt", trẻ em sẽ hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra với mình và tìm ra giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó, việc có khả năng đặt tên cho hành vi tiêu cực giúp trẻ em cảm thấy mạnh mẽ, tự tin hơn trong việc đối phó với tình huống.

nuoi day con anh 5

5. Dạy con không phản ứng lại khi bị trêu chọc: Những kẻ bắt nạt muốn nhận được phản ứng từ nạn nhân. Vì vậy, việc con tức giận hoặc khóc dễ dẫn đến việc bị trêu chọc nhiều hơn. Cha mẹ hãy dạy con cố gắng phớt lờ kẻ trêu chọc, như thể chúng vô hình. Nếu có thể, con hãy tránh xa.

nuoi day con anh 6

6. Sử dụng trí tưởng tượng: Tưởng tượng có thể là cách hiệu quả giúp con đối phó với việc bị trêu chọc. Ví dụ, bạn có thể yêu cầu con tưởng tượng rằng chúng có một tấm khiên xung quanh mình, không cho phép những lời nói ác ý chạm tới. Điều này có thể giúp trẻ hiểu rằng những gì người khác nói không nhất thiết phải ảnh hưởng hoặc làm tổn thương mình.

nuoi day con anh 7

7. Dạy con cách biến lời trêu chọc thành lời khen: Những kẻ trêu chọc muốn đứa trẻ khác bị tổn thương, nhưng chúng sẽ không thể làm được nếu bạn dạy con biến điều tiêu cực thành tích cực. Ví dụ, nếu con đeo kính và bị trêu là 4 mắt, con có thể nói cảm ơn vì đã để ý đến mắt kính. Điều này chắc chắn sẽ khiến kẻ trêu chọc bối rối và có thể không muốn làm điều đó nữa vì không nhận được phản ứng mong muốn từ nạn nhân.

nuoi day con anh 8

8. Dạy con đồng ý với sự thật: Nếu lời trêu chọc dựa trên điều gì đó đúng sự thật, chẳng hạn như con có làn da ngăm, bạn có thể dạy con chỉ cần đồng ý với kẻ trêu chọc. Điều này không có nghĩa là con nên cảm thấy xấu hổ về bản thân và để kẻ bắt nạt chiến thắng. Thay vào đó, bạn hãy khuyến khích con yêu quý bản thân với những điểm khác biệt. Ví dụ, con có thể trả lời một cách tự tin: "Cảm ơn vì đã nhận thấy điều đó. Mình nghĩ đó là một đặc điểm khá thú vị".

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Cha mẹ của trẻ EQ cao thực hiện 7 điều này từ sớm

EQ cao giúp trẻ trưởng thành kiên cường, giàu lòng trắc ẩn và thành công. Chúng có thể vượt qua khó khăn một cách tự tin, xây dựng các mối quan hệ ý nghĩa và có cuộc sống trọn vẹn hơn.

Ngọc Bích

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm