Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chạy ngược chiều xe và 7 điều cần dạy trẻ để tránh bị bắt cóc

Không phải lúc nào kẻ bắt cóc cũng là người lạ hoặc có bộ mặt đáng sợ. Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ cách phòng ngừa và ứng phó với trường hợp ai đó muốn đưa trẻ đi.

day tre tranh bat coc anh 1

1. Nguy hiểm không phải lúc nào cũng đến từ người lạ: Theo Bright Side, trẻ em khó phân biệt ai là người lạ và ai có thể khiến chúng tin tưởng. Con có thể tưởng tượng kẻ xấu sẽ trông đáng sợ, nhưng thực tế, ngoại hình của người làm hại chúng có thể không như vậy. "Người lạ" cũng có thể xuất hiện tốt bụng và thân thiện. Nhiều trẻ em bị bắt cóc bởi một người mà chúng thực sự biết và không coi là người lạ. Ảnh: Freepik.

day tre tranh bat coc anh 2

2. Liệt kê người có thể tin tưởng: Cha mẹ hãy lập một danh sách những người mà con có thể tin tưởng, được đón chúng từ trường về nhà hoặc ngược lại. Đó có thể là một người thân, một người hàng xóm mà bạn biết rõ hoặc một người trông trẻ. Hãy nói với trẻ về họ và nói rằng nếu ai khác tiếp cận chúng, rất có thể người đó không an toàn. Để chắc chắn hơn, bạn nên tạo mật mã bí mật chỉ có con, cha mẹ và "người tin tưởng" biết. Ảnh: Pexels.

day tre tranh bat coc anh 3

3. Chạy ngược chiều xe truy đuổi: Nếu bị ai lái xe đuổi theo sau, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách bỏ chạy theo hướng ngược lại. Bằng cách đó, xe sẽ phải quay đầu và con có nhiều thời gian hơn để trốn thoát. Ảnh: Freepik.

day tre tranh bat coc anh 4

4. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người mẹ có con nhỏ: Nếu con bạn bị lạc mà tại vị trí đó không có người thuộc danh sách đáng tin, hãy bảo trẻ tìm đến những người mẹ có con nhỏ để nhờ sự giúp đỡ. Trẻ cũng có thể cố gắng tìm một cảnh sát, nhưng khả năng tìm thấy một phụ nữ có con sẽ dễ dàng hơn. Ảnh: Pexels.

day tre tranh bat coc anh 5

5. Phát tín hiệu khi gặp nguy hiểm: Trẻ em thường hay ném đồ chơi, ăn vạ. Vì vậy, một đứa trẻ la hét có thể không thu hút sự chú ý dù đang gặp nguy hiểm. Đó là lý do cha mẹ cần dạy con hét lên những câu báo động như: "Bỏ con ra! Con không biết cô/chú!" hoặc "Mẹ/bố ơi cứu con!". Ảnh: Pexels.

day tre tranh bat coc anh 6

6. Gây chú ý với hành động phá hoại: Nếu la hét không đủ, trẻ cần thu hút thêm sự chú ý, có thể là cố gắng phá hoại đồ đạc. Ví dụ, chúng có thể đánh đổ đồ vật trên kệ nếu kẻ bắt cóc đang ở trong cửa hàng hoặc đập vỡ cửa sổ ô tô bằng đá.

day tre tranh bat coc anh 7

7. Dạy con nói "Không': Trẻ cần được dạy cách nói "không" với người lớn nếu đó không phải cha mẹ hoặc người thuộc danh sách đáng tin tưởng. Trong các buổi nói chuyện, cha mẹ có thể tạo ra các tình huống giả định xem trẻ phản ứng thế nào khi có người lạ lại gần bắt chuyện, cho kẹo hoặc yêu cầu giúp đỡ. Ảnh: Pexels.

day tre tranh bat coc anh 8

8. Đảm bảo an toàn cả trên mạng: Cha mẹ hãy trò chuyện với con về những gì chúng làm trên mạng, những ứng dụng mà chúng sử dụng và những người mà chúng nói chuyện. Hãy đảm bảo con hiểu không gian mạng cũng nguy hiểm và con nên cẩn thận khi nói chuyện với những người lạ ở đó. Tốt nhất nên đảm bảo những người con gặp trên mạng là những người mình quen biết bên ngoài đời thực chứ không phải mạo danh. Ảnh: Freepik.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

Ôm con thường xuyên giúp trẻ thông minh hơn

Theo Bright Side, những cái ôm không chỉ mang lại cảm giác thoải mái mà còn có nhiều lợi ích khác, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ em.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm