Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 điều không nên làm khi con sợ hãi

La mắng, so sánh, cười hay trêu chọc... là những điều cha mẹ nên tránh làm khi trẻ bày tỏ sự sợ hãi, theo All Pro Dad.

tre so hai anh 1

1. La mắng con: Thay vì giúp trẻ vượt qua nỗi sợ, việc che mẹ la mắng khiến trẻ càng thêm sợ hãi, lo lắng và bất an. Trẻ có thể bắt đầu sợ cả những tình huống tương tự hoặc thậm chí cả những tình huống khác, dẫn đến sự lo lắng quá mức và hạn chế các hoạt động của mình. Dần dần, trẻ sẽ khó tin tưởng và không muốn chia sẻ cảm xúc với cha mẹ vì sợ bị la mắng. Ảnh: Pocono Record.

tre so hai anh 2

2. Cười hoặc trêu chọc con: Khi trẻ chia sẻ nỗi sợ hãi và bị cha mẹ chế giễu, chúng có thể cảm thấy bị hiểu lầm và cô đơn. Điều này có thể khiến nỗi sợ hãi ban đầu trở nên sâu sắc hơn và khó vượt qua hơn. Không những thế, trẻ nhỏ rất nhạy cảm với những đánh giá của người lớn, đặc biệt là cha mẹ. Khi bị cười nhạo, trẻ có thể cảm thấy mình là kẻ ngốc, không đáng tin cậy và không xứng đáng được yêu thương. Điều này có thể dẫn đến tổn thương lòng tự trọng nghiêm trọng ở trẻ. Ảnh: Shutterstock.

tre so hai anh 3

3. Bỏ qua nỗi sợ của con: Cảm thấy sợ hãi là một chuyện, nhưng tồi tệ hơn là cảm thấy sợ hãi và cô đơn. Khi cha mẹ không chia sẻ và đồng cảm với nỗi sợ của con, trẻ sẽ mất đi niềm tin vào cha mẹ. Chúng sẽ cảm thấy không thể dựa vào cha mẹ trong những lúc khó khăn. Vì vậy, thay vì bỏ qua, cha mẹ hãy nghiêm túc với nỗi sợ của con và đồng hành cùng trẻ trong việc vượt qua chúng. Ảnh: Your health.

tre so hai anh 4

4. Để con tự tìm cách: Việc để trẻ tự đối mặt với nỗi sợ hãi một mình có thể khiến nỗi sợ đó trở nên lớn hơn và khó kiểm soát hơn. Trẻ có thể phát triển những suy nghĩ tiêu cực và lo lắng quá mức về tình huống đó. Một khi cha mẹ hiểu được nỗi sợ của trẻ, bạn có thể giúp chúng đưa ra kế hoạch để vượt qua điều chúng đang sợ. Điều này không chỉ giúp chúng vượt qua nỗi sợ của mình mà còn xây dựng sự tự tin, kết nối giữa bạn và con. Ảnh: All Pro Dad.

tre so hai anh 5

5. Thất vọng hoặc khó chịu về con: Bạn có một ngày làm việc mệt mỏi và chỉ muốn đi ngủ, nhưng con bạn lại cứ mè nheo rằng "con sợ...". Thế nhưng, thay vì giúp trẻ vượt qua nỗi sợ, bạn lại tỏ ra khó chịu và thất vọng. Nếu trẻ cảm thấy nỗi sợ của mình làm phiền bố mẹ, điều đó sẽ làm chúng tổn thương thêm. Vì vậy, cha mẹ hãy giữ bình tĩnh. Hãy kiên nhẫn càng lâu càng tốt, dành thời gian để lắng nghe con chia sẻ về nỗi sợ của chúng mà không đánh giá hay phán xét. Ảnh: All Pro Dad.

tre so hai anh 6

6. So sánh trẻ với người khác: Việc cha mẹ so sánh con mình với người khác, đặc biệt khi trẻ đang trong trạng thái sợ hãi, là một sai lầm nghiêm trọng. Thay vì được an ủi và động viên, trẻ sẽ cảm thấy bị áp lực. Điều này khiến nỗi sợ hãi của trẻ càng trở nên lớn hơn và khó kiểm soát hơn. Việc liên tục bị so sánh sẽ khiến trẻ mất đi sự tự tin vào khả năng của mình. Trẻ sẽ ngại thử những điều mới và sợ thất bại. Thay vào đó, cha mẹ nên tạo ra một môi trường an toàn, yêu thương và khuyến khích con phát triển theo khả năng của mình. Hãy tập trung vào những tiến bộ của con, dù là nhỏ nhất. Ảnh: Pexels.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

7 dấu hiệu cha mẹ quá bao bọc con

Bảo vệ con là cách cha mẹ thể hiện trách nhiệm, tình yêu thương với trẻ. Tuy nhiên, việc bao bọc con quá mức lại lợi bất cập hại, theo Firstcry Parenting.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm