1. Bảo vệ con khỏi mọi tình huống: Những đứa trẻ luôn sống dưới sự che chở của cha mẹ sẽ không bao giờ học được cách đối mặt với những thử thách của cuộc sống. Chúng quá quen với việc bố mẹ lo lắng mọi thứ cho mình nên luôn tìm kiếm câu trả lời từ cha mẹ. Trong khi đó, cha mẹ lại không nhận ra rằng họ sẽ không ở bên cạnh con cái mãi mãi. Ảnh: Pexels. |
2. Tạo ra quá nhiều "vùng an toàn": Trẻ em cần ra ngoài thế giới. Chúng cần kết bạn, tham gia các hoạt động và thậm chí tìm kiếm tình yêu của riêng mình để trải nghiệm ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Các bậc phụ huynh có ý tốt khi cố gắng tạo ra những vùng an toàn cho con cái, nhưng nhiều khả năng nó sẽ có tác động ngược lại. Rất có thể, bạn chỉ đang ngăn cản chúng sống một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh trong thời gian dài. Ảnh: Pexels. |
3. Bạn đưa ra quyết định thay trẻ: Nếu cha mẹ liên tục đưa ra quyết định thay cho con cái, chúng sẽ lớn lên với nỗi sợ phải đối mặt với các lựa chọn trong cuộc đời. Trẻ sẽ không bao giờ học được cách tìm kiếm tiếng nói của riêng mình. Tệ hơn nữa, khi quá quen với việc sống trong một góc an toàn, chúng khó có thể thoát ra khỏi đó. Kết quả là sự tự tin thấp và thiếu tự trọng xuất hiện, điều này không tốt cho trẻ trong quá trình trưởng thành. Ảnh: Freepik. |
4. Che chắn trẻ khỏi những thực tế khắc nghiệt: Nếu bạn bảo vệ con cái khỏi những thực tế khắc nghiệt của cuộc sống, chúng sẽ khó có khả năng để vượt qua sự từ chối hoặc thất bại. Nên nhớ, mạnh mẽ về mặt cảm xúc sẽ giúp trẻ đối mặt với thế giới mà không bị "chôn vùi" bởi tác động tâm lý bên ngoài. Ảnh: Wealthysinglemommy. |
5. Không tôn trọng sự riêng tư của trẻ: Bạn không hài lòng khi con bạn có bí mật, chẳng hạn như khóa ngăn kéo bàn hoặc đơn giản là đóng cửa phòng. Sự riêng tư là một nhu cầu của con người, không phải là đặc quyền của số ít. Và giống như bạn, trẻ cũng sẽ có những suy nghĩ và cảm xúc nhất định mà chúng không muốn chia sẻ với bất kỳ ai, kể cả cha mẹ. Ảnh: Pexels. |
6. Không để con thất bại: Cho dù con bạn lớn hay bé, thất bại đều đau đớn. Tuy nhiên, đó là điều tất cả chúng ta phải đối mặt ở một số thời điểm trong cuộc đời. Ví dụ, thay vì hỗ trợ trẻ làm bài tập về nhà hoặc làm thay chúng, cha mẹ chỉ cần nhắc nhở và rời đi. Nếu chúng vẫn không làm, hãy để chúng đối mặt với hậu quả. Lần sau, trẻ sẽ có trách nhiệm hơn. Ảnh: Pexels. |
7. Bạn muốn đi cùng con mọi lúc: Bạn luôn muốn đi cùng con mỗi khi chúng rời khỏi nhà? Bạn không yên tâm khi để con ở với người thân quen? Nói cách khác, bạn chỉ cảm thấy con được an toàn khi ở bên mình. Điều đó chứng tỏ bạn đang bao bọc con quá mức và khiến con ngày càng phụ thuộc vào bạn. Ảnh: Pexels. |
8. Chọn bạn bè cho con: Ngay cả khi bạn cảm thấy đứa trẻ khác có thể ảnh hưởng xấu đến con bạn, thay vì ép con chấm dứt tình bạn, hãy tìm hiểu về họ kỹ hơn. Sau đó, nếu ý kiến của bạn vẫn không thay đổi, hãy nói chuyện với con và giúp chúng hiểu lý do chúng nên tránh xa người bạn đó. Buộc con bạn cắt đứt quan hệ mà không đưa ra bất kỳ lý do nào sẽ chỉ làm chúng bực bội. Tệ hơn nữa, chúng thậm chí có thể trở nên thân thiết hơn với người bạn đó chỉ để chống đối cha mẹ. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.