Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 nỗi sợ hãi thường thấy ở trẻ

Hiểu được nỗi sợ của trẻ là bước đầu tiên để giúp con phát triển. Dưới đây là 7 nỗi sợ phổ biến nhất ở trẻ em và cách tốt nhất để xử lý chúng, theo All Pro Dad.

tre em so hai anh 1

1. Sợ người lạ: Gặp gỡ những người mới là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất của trẻ em. Nỗi sợ này đề cập đến việc trẻ gặp một người không quen và khóc không rõ lý do, hoặc trốn sau lưng cha mẹ khi gặp ai đó. Điều này khác với việc sợ sự nguy hiểm của người lạ. Một nghiên cứu năm 2011 chỉ ra nếu phụ huynh mắc chứng lo âu xã hội, con bạn cũng có thể gặp tình trạng tương tự. Ảnh: All Pro Dad.

tre em so hai anh 2

2. Sợ bóng tối: Việc thức khuya hoặc quá mệt có thể góp phần vào nỗi sợ này. Vì vậy, cha mẹ hãy bắt đầu bằng cách cho con ngủ đúng giờ, giảm lượng đường và tắt điện thoại, máy tính, nhất là khi gần đến giờ đi ngủ. Bật đèn ngủ và thú nhồi bông cũng có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn. Ảnh: Pexels.

tre em so hai anh 3

3. Sợ xa bố mẹ: Đây là nỗi sợ phổ biến ở trẻ vì chúng gắn bó với cha mẹ. Bạn có thể tập luyện cho con bằng cách để chúng ở với người mà chúng quen biết, như ông bà, dì hoặc chú... Sau đó, bạn hãy rời đi và quay trở lại trong một thời gian ngắn. Quan trọng, bạn hãy nói với trẻ khi nào bạn sẽ đón chúng về. Ảnh: Pexels.

tre em so hai anh 4

4. Sợ thất bại: Khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên, chúng có khả năng xử lý hậu quả về hành động của mình nhiều hơn. Và việc sợ thất bại là điều thường thấy. Bạn hãy đảm bảo trẻ biết rằng thất bại mang lại cho chúng cơ hội để phát triển. Cha mẹ có thể chia sẻ những thất bại của mình và cho phép con chấp nhận rủi ro. Ảnh: Pexels.

tre em so hai anh 5

5. Sợ tiếng ồn lớn: Tiếng sấm có thể làm bạn giật mình, chủ yếu là vì bạn không biết nó sắp diễn ra. Đó cũng là cách mà trẻ nhỏ phản ứng. Trong quá trình lớn lên, rất nhiều âm thanh mới và đột ngột xuất hiện với trẻ. Để giải quyết nỗi sợ, bạn có thể chỉ cho trẻ biết trước về những điều này để con có sự chuẩn bị. Ảnh: Pexels.

tre em so hai anh 6

6. Sợ đau đớn thể chất: Kim tiêm tại phòng khám bác sĩ, răng sâu, xương gãy, vết cắt, vết thâm tím và va chạm - tất cả những điều này có thể khiến trẻ sợ hãi. Điều cha mẹ cần làm là giúp trẻ hiểu rằng nỗi đau là tạm thời, nó không kéo dài như những gì chúng nghĩ. Hãy dạy trẻ rằng đôi khi chúng phải kiên trì, chịu đựng hoặc can đảm trong thời gian ngắn để vượt qua nỗi đau. Ảnh: Pexels.

tre em so hai anh 7

7. Sợ quái vật: Khi trẻ bắt đầu lớn hơn một chút, trí tưởng tượng "thức dậy". Tuy nhiên, nỗi sợ hãi này lại có thể liên quan nhiều hơn đến việc cô đơn, đặc biệt là vào ban đêm, khi trẻ ngủ một mình. Phụ huynh có thể khiến trẻ quên đi sự sợ hãi này bằng cách nằm xuống với chúng, đọc một cuốn sách hoặc mở nhạc chúng yêu thích, đồng thời cho trẻ thấy không có gì trong tủ quần áo hay gậm giường. Ảnh: Pexels.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

6 dấu hiệu cho thấy bạn đang bỏ bê con cái

Sự bận rộn, xao nhãng có thể khiến bạn vô tình bỏ bê con cái. Sáu dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra liệu mình có đang lơ là trẻ hay không, theo All Pro Dad.

8 kieu bo doc hai hinh anh

8 kiểu bố độc hại

0

Cách nuôi dạy của người cha có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con cái. Dưới đây là 8 kiểu bố độc hại ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách của trẻ, theo All Pro Dad.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm