1. Ông bố điện thoại: Đây là người bố luôn xuất hiện với chiếc máy tính, điện thoại trên tay. Họ không bao giờ rời các thiết bị điện tử được một khoảng thời gian. Khi đứa trẻ lại gần thì bị bố giao tiếp chiếu lệ, miễn cưỡng. Đây là một kiểu "bạo lực lạnh". Điều này khiến đứa trẻ cảm thấy mình không được coi trọng, thậm chí cảm thấy bố không còn yêu mình nữa. Ảnh: All Pro Dad. |
2. Ông bố thất hứa: Khi người cha thất hứa, không chỉ niềm tin của con trẻ bị tổn thương mà còn ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách của chúng, khiến chúng khó lòng tin tưởng vào bất kỳ ai hoặc dễ trở thành người thiếu trung thực. Hơn bất cứ mối quan hệ nào, bạn cũng cần giữ lời với con, đừng nên hứa tùy ý. Ảnh: All Pro Dad. |
3. Ông bố "vắng mặt": Người cha có lợi thế trong việc trau dồi nhận thức về quy tắc, giới tính, tinh thần trách nhiệm, lòng dũng cảm, sự kiên trì cũng như những phẩm chất tốt đẹp khác cho trẻ. Cho dù về mặt thể chất, cảm xúc hay tinh thần, một người cha "vắng mặt" để lại một khoảng trống trong cuộc sống của con cái như con trai thiếu nam tính và con gái không biết cách hòa hợp với người khác giới. Ảnh: All Pro Dad. |
4. Ông bố bạo lực: Trải nghiệm tuổi thơ khó khăn là những tổn thương mà trẻ em có thể phải chịu đựng, chẳng hạn như bố mẹ ly hôn, bị đi tù hoặc bị bạo hành. Trẻ em có trải nghiệm tuổi thơ khó khăn cao hơn phải vật lộn với nhiều thách thức hơn về sức khỏe, tinh thần khi trưởng thành. Vì vậy, người cha nên học cách kiềm chế cảm xúc và kiên nhẫn giải quyết vấn đề để truyền năng lượng tích cực cho trẻ. Ảnh: Pexels. |
5. Ông bố đòi hỏi: Không ít ông bố muốn kiểm soát mọi thứ, muốn con cái của họ trở nên xuất sắc nhưng không quan tâm đến những mong muốn thực sự của trẻ. Nếu sự kiểm soát của người cha quá mạnh mẽ, vô tình dẫn đến tính cách nhút nhát, tự ti, không dám quyết định của con sau này. Đối với con trai, sự độc tài của cha sẽ trở thành dấu ấn trong tâm trí. Đứa trẻ có khả năng thành bản sao của bố - luôn đòi hỏi, ít có sự đồng cảm. Ảnh: Pexels. |
6. Ông bố thiếu quan tâm, yêu thương vợ: Một người bố luôn lấy công việc bận rộn làm cái cớ để "trốn" việc gia đình và chăm sóc con cái sẽ "sinh ra" một người vợ luôn lo lắng và tiêu cực. Người mẹ vô thức sẽ truyền năng lượng xấu tới trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cách cũng như việc học hành của trẻ sau này. Bên cạnh đó, một cặp vợ chồng không hạnh phúc, hay cãi nhau trước mặt con sẽ gây ra vấn đề tâm lý với con trẻ. Ảnh: Pexels. |
7. Ông bố có tính nam độc hại: Những ông bố này có thể vật hóa giới tính nữ, vô tình dạy con trai mình thiếu tôn trọng phụ nữ và con gái mình mong đợi đàn ông đối xử với mình như vậy. Họ cũng có thể dạy con trai không được khóc, tước đoạt nhu cầu cơ bản của con trai về việc thể hiện cảm xúc. Ảnh: Pexels. |
8. Ông bố thụ động, thiếu quyết đoán: Một người cha thụ động thường để con cái của mình vượt quá giới hạn hoặc không kỷ luật chúng, bỏ mặc việc này cho người vợ. Con cái của một người cha thụ động có thể trở thành người lớn không tôn trọng quyền lực, không phát triển kỹ năng giải quyết xung đột và tiềm ẩn trở thành cha mẹ và vợ chồng thụ động. Các giải pháp để khắc phục sự thụ động là thay đổi nhỏ hàng ngày để chuyển từ thờ ơ sang tích cực, trở thành trụ cột trong gia đình. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.