1. Giữ bình tĩnh: Đầu tiên, hãy quan sát cách con phản ứng với hành vi của mình, có thể là làm đổ nước trái cây trên thảm hay chưa hoàn thành việc nhà. Nếu con lo lắng về việc bị la mắng hoặc bị phạt khi làm hỏng việc, chúng sẽ không muốn nói sự thật với bạn. Vì vậy, cha mẹ hay tập trung vào việc sử dụng giọng nói bình tĩnh, điều đó có thể khó khăn, nhưng bạn có thể làm được. Thay vì tức giận và đổ lỗi, hãy thảo luận với con về giải pháp cho các vấn đề. Ảnh: Focusonthefamily. |
2. Đừng tạo ra một lời nói dối: Nếu bạn nhìn thấy đống quần áo của con gái trên sàn nhà, đừng hỏi xem con đã dọn phòng chưa. Khi bạn đặt câu hỏi mà đã biết câu trả lời, bạn đang cho con mình cơ hội nói dối. Thay vào đó, hãy nhấn mạnh các cách để giải quyết tình huống. Ví dụ, bạn hãy hỏi "Chúng ta cần làm gì để phòng gọn gàng và đảm bảo điều đó không xảy ra lần sau?”. Điều này cho phép trẻ cứu vãn tình thế bằng cách tập trung vào một kế hoạch hành động thay vì bịa đặt một lời bào chữa. Nó cũng dạy trẻ bài học cho các lần sau. Ảnh: 30seconds. |
3. Tìm hiểu sự thật: Buộc tội hoặc đổ lỗi cho trẻ sẽ chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Thay vào đó, phụ huynh nên tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và hiểu tại sao con không trung thực. Bạn có thể mở một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và hỏi trẻ rằng "Con đang lo lắng về điều gì khi nói sự thật?", "Điều gì sẽ giúp con trung thực?”. Bạn có thể sử dụng thông tin mà trẻ chia sẻ để giúp con trung thực hơn trong tương lai. Ảnh: INC. |
4. Khen ngợi sự trung thực: Ngay cả khi bạn tức giận vì nhà tắm ngập nước do con gái cố tắm cho búp bê, bạn cũng hãy khen ngợi trẻ vì đã đến với bạn và nói thật. Nói với con rằng “Mẹ rất vui vì con đã nói cho mẹ biết điều thực sự đã xảy ra. Điều đó hẳn là khó khăn với con, nhưng mẹ đánh giá cao việc con nói thật và chịu trách nhiệm”. Ảnh: Pexels. |
5. Biến sai lầm thành cơ hội học tập: Bạn hãy coi những sai lầm như một bài học để trẻ học cách đưa ra lựa chọn tốt hơn. Khi chúng ta giữ bình tĩnh, tránh la mắng hoặc trừng phạt con cái vì những sai lầm, trẻ sẽ có nhiều khả năng thừa nhận những sai lầm của mình trong tương lai. Bạn có thể hỏi "Nếu có thể làm lại, con sẽ làm gì khác?" và thảo luận về những cách giải quyết khác nhau. Ảnh: Pexels. |
6. Thể hiện tình cảm với con: Hãy cho trẻ biết rằng bạn yêu chúng vô điều kiện, ngay cả khi chúng mắc lỗi. Hãy chắc chắn rằng trẻ biết bạn không thích hành vi xấu của chúng, nhưng bạn sẽ không bao giờ yêu chúng ít hơn vì những sai lầm mà chúng có thể mắc phải. Điều này giúp con cảm thấy an toàn khi mở lòng với bạn. Ảnh: Natgeofe. |
7. Nhất quán giữa lời nói và hành động: Hãy nhớ rằng trẻ luôn nhìn vào cha mẹ và học hỏi từ lời nói đến hành động. Những lời nói dối rất nhỏ mà bạn tưởng chừng như vô hại cũng có thể khiến trẻ thấy rằng việc thiếu trung thực không có vấn đề gì cả. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.