1. Trẻ biết bày tỏ cảm xúc thật của mình: Theo các chuyên gia giáo dục, cha mẹ biết cách chấp nhận cảm xúc của con cái là chìa khóa cho sự phát triển lành mạnh của trẻ, bởi lẽ, những cảm xúc bị kìm nén lâu dài chính là hố sâu trong con đường trưởng thành của trẻ. Khi cảm xúc của đứa bé bị bỏ quên, chúng thường tự ti, nhạy cảm, yếu đuối. Ảnh: Pexels. |
2. Phản hồi của bạn không gắn nhãn hay chỉ trích trẻ: Nuôi dạy con đúng cách là khi bạn đưa ra phản hồi mà không gắn nhãn xấu như "nghịch ngợm", "tham lam", "lười biếng" hay chỉ trích các hành vi của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ ăn hết tất cả bánh quy mà không chia sẻ với người khác, phụ huynh nuôi con đúng cách sẽ tập trung vào hành vi: “Con đã ăn hết bánh quy mà không chia sẻ. Việc chia sẻ với anh chị em là quan trọng trong nhà chúng ta”. Điều này rất khác với việc nói: "Con quá tham lam. Lên phòng đi". Ảnh: Pexels. |
3. Trẻ tìm đến cha mẹ khi gặp tổn thương hoặc vấn đề: Thật tuyệt vời khi trẻ đến với bạn như một điểm dừng chân đầu tiên cho các vấn đề của mình. Điều này có nghĩa là bạn đã cung cấp một cơ sở an toàn mà con bạn có thể quay trở lại khi cần giúp đỡ. Cách để khuyến khích điều này là chào đón và lắng nghe những vấn đề của con, ngay cả khi nó nhỏ hoặc vấn đề dường như tầm thường đối với bạn. Điều này thiết lập mối quan hệ để con mở lòng giao tiếp về những điều khó khăn trong cuộc sống. Ảnh: Freepik. |
4. Con bạn có tính nhẫn nại: Cha mẹ khôn ngoan không giúp con né tránh nghịch cảnh mà để con tự mình đương đầu và tìm cách vượt qua nó. Những đứa trẻ có khả năng chống lại áp lực cao thường kiên trì và ngoan cường. Chúng sẽ có cơ hội thành công hơn những người khác trong cuộc sống. Ngược lại, những đứa trẻ có chỉ số nghịch cảnh thấp khó chấp nhận thất bại. Chúng dần trở nên ghen tị, ích kỷ, dễ làm tổn thương người khác hay tự hủy hoại bản thân. Ảnh: Pexels. |
5. Trẻ có khả năng đồng cảm: Giáo sư trường Wharton của Đại học Pennsylvania, Mỹ, Adam M. Grant, từng nói: "Bài kiểm tra thực sự trong việc giáo dục con cái không phải là con bạn có thể đạt được gì, mà là chúng sẽ trở thành gì và đối xử với người khác ra sao". Khi một đứa trẻ đồng cảm, chúng sẽ biết hình thành mối quan hệ tốt và yêu thương mọi người. Ảnh: Pexels. |
6. Khuyến khích con theo đuổi sở thích: Nhiều cha mẹ hướng dẫn sở thích của con cái để đáp ứng những ước mơ và nhu cầu chưa được đáp ứng của chính họ. Trong khi đó, điều phụ huynh cần làm là ủng hộ con theo đuổi sở thích, đam mê của mình, giúp trẻ cảm thấy thành thạo và đạt được thành tích. Nó có thể thu hút năng lượng tích cực ở trẻ em trong suốt những năm thiếu niên và trưởng thành, đồng thời dạy cho trẻ sự kiên trì, biết suy nghĩ trước những hành vi liều lĩnh. Ảnh: Pexels. |
7. Đặt ra giới hạn cho hành vi để bảo vệ con: Những bậc phụ huynh tuyệt vời hướng dẫn hành vi của con mình bằng cách đặt ra các giới hạn và ranh giới cân nhắc. Trẻ em không có giới hạn và ranh giới thường gặp nhiều rắc rối hoặc lạc lối. Giới hạn giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và quý trọng, ngay cả khi chúng không thích các giới hạn đó. Một số ví dụ về giới hạn hữu ích bao gồm thói quen giờ đi ngủ, ngôn ngữ tôn trọng đối với các thành viên trong gia đình và không cho phép thiếu niên tham dự các bữa tiệc có cung cấp rượu. Ảnh: Pexels. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.