Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 cách hiệu quả để dạy con đồng cảm

Khi trẻ biết đặt mình vào vị trí của người khác, chúng sẽ xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp và trở thành một người tử tế.

nuoi day con anh 1

1. Thể hiện sự đồng cảm với trẻ: Cha mẹ nhạy cảm với cảm xúc của trẻ có thể giúp chúng hiểu cảm giác của người khác. Ví dụ, khi bạn đang cố gắng chuẩn bị bữa tối và con bạn nằng nặc đòi ăn kem. Thay vì tức giận, bạn hãy cho con biết bạn hiểu cảm giác đó. Bạn có thể nói: "Mẹ biết con rất muốn đi chơi ngay bây giờ. Nhưng quy định là ăn tối trước, rồi mới đến tráng miệng. Con sẽ vui lòng chờ đến lúc đó chứ?".

nuoi day con anh 2

2. Tạo mối quan hệ yêu thương, tôn trọng con: Nếu muốn con cái tiếp thu những gì bạn đang cố gắng dạy chúng, bạn cần có mối quan hệ chặt chẽ với trẻ. Hơn bất cứ điều gì, trẻ em khao khát sự quan tâm từ cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng ít nhất một lần mỗi ngày hỏi con về trường học hoặc ngày hôm nay của con như thế nào.

nuoi day con anh 3

3. Tạo dựng các tình huống giả định: Một số trẻ em gặp khó khăn trong việc tưởng tượng cảm giác của người khác. Phụ huynh có thể lập các tình huống giả định, chẳng hạn con không được mời đến bữa tiệc sinh nhật, bố mẹ có chuyện buồn. Từ đó, trẻ sẽ học cách xử lý và dễ dàng nhìn nhận quan điểm của người khác hơn.

nuoi day con anh 4

4. Đừng dùng sự tức giận để kiểm soát trẻ: Mặc dù bạn rất dễ bực tức khi con nghịch ngợm hoặc đánh em của mình, nhưng bạn hãy cố gắng không sử dụng sự tức giận như một công cụ để quản lý hành vi của trẻ. Dạy trẻ bằng cách hướng dẫn, đặt ra các giới hạn và làm gương hiệu quả hơn nhiều.

nuoi day con anh 5

5. Chơi trò chơi: Học cách đồng cảm không nên là một bài tập về nhà với trẻ. Cha mẹ thậm chí có thể biến nó thành trò chơi. Bạn có thể cùng con ngồi trên một băng ghế ở sân chơi hoặc trung tâm mua sắm, sau đó cố gắng đoán tâm trạng của những người đi qua và giải thích những dấu hiệu nào khiến con nghĩ rằng một người vui, buồn hay giận dữ. Loại trò chơi này giúp trẻ điều chỉnh cách biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể và tông giọng khi thể hiện cảm xúc với người khác.

nuoi day con anh 6

6. Làm gương cho con: Theo Huffington Post, hành động sẽ hiệu quả hơn lời nói. Trẻ sẽ quan tâm, để ý hơn nếu thấy cha mẹ thực hiện đúng những gì chúng được dạy. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý đến thái độ, hành động và lời nói của mình, cân nhắc việc làm gương các hành vi tử tế, đồng cảm để con có thể học theo.

nuoi day con anh 7

7. Dạy con về các tín hiệu phi ngôn ngữ: Bạn hãy thử cùng con xem hình ảnh hoặc xem TV nhưng tắt tiếng. Sau đó, hãy để con thảo luận, xác định và dán nhãn cảm xúc của những nhân vật. Đây là một bài tập tốt để trẻ phát hiện và xác định dấu hiệu của các cảm xúc khác nhau trong cuộc sống thực.

nuoi day con anh 8

8. Giúp con điều chỉnh cảm xúc tiêu cực: Những cảm giác tiêu cực như ghen tị và tức giận là rào cản để trẻ có thể trở nên tốt bụng và tử tế. Cha mẹ có thể dạy con cách xác định và kiểm soát những cảm xúc đó. Khi trẻ cảm thấy khó chịu, bạn có thể dạy con hít vào nhanh 3 lần bằng mũi, sau đó thở ra dài từ mũi một lần. Cách thở này có thể giúp trẻ ổn định tinh thần và cảm xúc hiệu quả.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

7 cách giúp con bạn tăng EQ

Đọc sách cùng con, dạy con đồng cảm, giúp con nhận biết và xử lý cảm xúc... là những cách phụ huynh có thể áp dụng để tăng chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) cho trẻ.

Ngọc Bích

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm