Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 kỹ năng trẻ thành công luôn có

Tự tin, tò mò, kiến trì... là những kỹ năng mà trẻ cần để tăng cường sức mạnh tinh thần, khả năng phục hồi, năng lực xã hội, nhận thức bản thân và sức mạnh đạo đức.

doi song anh 1

1. Sự tự tin: Sự tự tin là kết quả của việc làm tốt, đối mặt với trở ngại, tạo ra giải pháp và tự mình khắc phục. Các nghiên cứu chỉ ra trẻ em cho rằng điểm số của mình là do nỗ lực và sức mạnh của bản thân sẽ thành công hơn những đứa trẻ tin rằng mình không thể kiểm soát kết quả học tập. Đó là lý do cha mẹ nên thoát khỏi việc bao bọc và giải quyết những khó khăn của trẻ. Ảnh: Freepik.

doi song anh 2

2. Sự đồng cảm: Sức mạnh tính cách này có ba kiểu riêng biệt - sự đồng cảm về mặt tình cảm, khi chúng ta chia sẻ cảm xúc của người khác và cảm nhận được cảm xúc của họ; sự đồng cảm về hành vi, khi sự quan tâm đồng cảm thúc đẩy chúng ta hành động với lòng trắc ẩn; sự đồng cảm về nhận thức, khi chúng ta hiểu suy nghĩ của người khác hoặc đặt vào hoàn cảnh của họ. Trẻ em cần vốn từ vựng về cảm xúc để phát triển sự đồng cảm. Những cách cha mẹ có thể dạy trẻ em điều đó gồm dán nhãn cảm xúc, đặt câu hỏi, chia sẻ cảm xúc và để ý đến người khác. Ảnh: Pexels.

doi song anh 3

3. Kiểm soát bản thân: Khả năng kiểm soát sự chú ý, cảm xúc, suy nghĩ, hành động và ham muốn của bản thân là những kỹ năng có tương quan cao nhất với thành công. Một cách để dạy trẻ kiểm soát bản thân là đưa ra tín hiệu, thực hành cùng nhau, và sau đó mong đợi sự chú ý. Ví dụ, bạn có thể ra yêu cầu: "Mẹ cần sự chú ý của con trong một phút", "Con sẵn sàng lắng nghe chứ?". Một kỹ thuật khác là tạm dừng, chậm lại để trẻ có thời gian suy nghĩ. Bạn có thể dạy con một lời tự nhắc để con dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động. Ảnh: Pexels.

doi song anh 4

4. Lạc quan: Trẻ lạc quan nhìn nhận những thách thức và trở ngại là tạm thời và có thể vượt qua, vì vậy, chúng có nhiều khả năng thành công hơn. Trong khi đó, những đứa trẻ bi quan coi những thách thức là "vĩnh cửu", giống như những khối bê tông không thể di chuyển được, vì vậy chúng có nhiều khả năng bỏ cuộc. Ảnh: Pexels.

doi song anh 5

5. Sự tò mò: Sự tò mò giúp trẻ nhận biết, theo đuổi và mong muốn khám phá những sự kiện mới lạ và đầy thử thách. Cha mẹ có thể giúp trẻ xây dựng sự tò mò thông qua các trò chơi. Bạn có thể cung cấp cho con kẹp giấy, ống hút và đố con sử dụng chúng theo những cách khác nhau. Ảnh: Pexels.

doi song anh 6

6. Không bị cảm xúc chi phối: Trước 6 tuổi, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của bản thân và người khác. Người lớn đôi khi cũng bị cảm xúc chi phối và dễ bối rối khi gặp khó khăn. Tuy nhiên, có nhiều đứa trẻ luôn có mục tiêu rõ ràng, biết buông bỏ cảm xúc và giải quyết mọi chuyện một cách lý trí. Nhìn chung, những người thành công rất lý trí trong công việc, họ sẽ không để cảm xúc ảnh hưởng đến khả năng phán đoán và xử lý vấn đề. Ảnh: Pexels.

doi song anh 7

7. Sự kiên trì: Sự kiên trì giúp trẻ tiếp tục khi mọi thứ khác khiến việc bỏ cuộc trở nên dễ dàng hơn. Khi trẻ không muốn nỗ lực, bộ não sẽ thuyết phục con từ bỏ. Trong khi đó, đứa trẻ mạnh mẽ sẽ kiên trì, tiếp tục chăm chỉ kể cả khi không thích. Thông thường, người kiên trì sẽ thành công và nhận ra bản thân mạnh hơn mình tưởng. Ảnh: Pexels.

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.

Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.

TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.

7 dấu hiệu bạn đã nuôi dạy con đúng cách

Để biết mình nuôi dạy con có tốt hay không, phụ huynh có thể nhìn vào 7 dấu hiệu sau đây, theo trang Parents.

7 cach giup con ban tang EQ hinh anh

7 cách giúp con bạn tăng EQ

0

Đọc sách cùng con, dạy con đồng cảm, giúp con nhận biết và xử lý cảm xúc... là những cách phụ huynh có thể áp dụng để tăng chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) cho trẻ.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm