Khả năng đọc cảm xúc của người khác: Trẻ có EQ cao thường nhạy bén với cảm xúc của người khác. Chúng có thể nhận ra những thay đổi cảm xúc qua ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm gương mặt. Để xây dựng kỹ năng này, cha mẹ có thể tạo thói quen trò chuyện cùng con về một ngày của chúng và hướng dẫn con nhận biết và thảo luận về những cảm xúc trẻ quan sát được ở người xung quanh. Những cuộc trò chuyện này giúp con bạn rèn luyện khả năng đọc vị cảm xúc của người khác, từ đó củng cố sự tự tin khi tương tác. |
Biết đồng cảm: Không chỉ nhận biết cảm xúc của người khác, trẻ EQ cao còn thể hiện sự quan tâm thực sự và sẵn sàng giúp đỡ. Ví dụ, nhận thấy bạn của mình buồn rầu vì thua cuộc trong một trò chơi, trẻ có EQ cao sẽ tiến lại gần và nói "Bạn chơi giỏi lắm! Bạn có muốn chơi trò khác cùng mình không?". Cách hiệu quả nhất để dạy con biết đồng cảm là cha mẹ hãy làm gương, thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ người khác trong các tình huống hàng ngày. |
Biết "gọi tên" cảm xúc của mình: Những đứa trẻ có EQ cao thường giỏi "gọi tên" và chia sẻ cảm xúc của mình. Ví dụ, trẻ có thể nói "Con thất vọng khi không giải được câu đố này" hoặc "Con rất vui vì giúp đỡ được bạn ấy". Điều đó có nghĩa là con đang nhận biết và bày tỏ cảm xúc của mình. Để trẻ phát triển kỹ năng này, cha mẹ hãy thường xuyên nói về cảm xúc của mình với con. Ví dụ, "Mẹ cảm thấy thất vọng vì không tìm thấy chìa khóa" hoặc "Mẹ hơi choáng ngợp với khối lượng công việc". Điều này giúp trẻ bình thường hóa việc thảo luận về cảm xúc và làm điều tương tự một cách tự nhiên hơn. |
Dễ thích nghi: Trẻ có EQ cao thường dễ dàng đón nhận những thay đổi trong thói quen hoặc xử lý tình huống một cách bình tĩnh. Ví dụ, khi buổi dã ngoại bị hủy vì trời mưa, thay vì cáu kỉnh hay giận dỗi, trẻ EQ cao có thể bình tĩnh chấp nhận và tìm giải pháp thay thế như bày trò chơi tại nhà. Để trẻ làm được điều này, cha mẹ tiếp tục là tấm gương cho con, hãy linh hoạt và bình tĩnh trong mọi tình huống. Trẻ sẽ học cách thích nghi bằng cách quan sát bạn xử lý các vấn đề. |
Trẻ biết lắng nghe: Trẻ có EQ cao không chỉ khéo trò chuyện mà còn biết lắng nghe. Khi bạn kể về một ngày của mình, chúng không chỉ lắng nghe mà còn chú ý đến cảm xúc đằng sau từng câu, đặt câu hỏi và thể hiện sự quan tâm thực sự. Để rèn luyện cho con kỹ năng này, cha mẹ hãy cho con thấy bạn cũng là một người biết lắng nghe. Khi con kể chuyện, bạn hãy đặt điện thoại xuống, nhìn vào mắt con, tập trung nghe và phản hồi tích cực. |
Trẻ biết tự điều chỉnh cảm xúc: Trẻ có EQ cao có khả năng kiểm soát cảm xúc đáng nể. Chúng có thể bình tĩnh đối mặt với những cảm xúc lớn, vượt qua khó khăn và đưa ra lựa chọn sáng suốt. Bạn hãy tưởng tượng con đang chơi với bạn bè và thua cuộc. Thay vì phản ứng bằng sự bực bội, một đứa trẻ có EQ cao sẽ hít thở sâu, lấy lại bình tĩnh và quay lại trò chơi với suy nghĩ tích cực. Tự kiềm chế những cơn giận dữ và phản ứng thái quá của bản thân là cách để bạn dạy con kỹ năng này. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.