1. Cho trẻ lựa chọn: Những đứa trẻ cứng đầu thường thích tự chủ cuộc sống của mình. Vì vậy, chuyên gia nuôi dạy con cái Lorie Anderson (founder Mom Informed) khuyên phụ huynh đừng chỉ ban hành quy tắc, điều đó chỉ khiến trẻ tức giận và chống đối nhiều hơn. Thay vào đó, cha mẹ hãy cho trẻ cơ hội nắm quyền đối với bản thân trong những trường hợp không quá quan trọng. Ví dụ, con có thể lựa chọn mặc gì, dùng cốc màu nào, chơi gì ở cổng viên... Điều quan trọng, cha mẹ cần cung cấp các lựa chọn dẫn đến những kết quả tốt. |
2. Bớt nóng giận, kiên nhẫn hơn: Đôi khi, trẻ cứng đầu không thực sự là bướng bỉnh. Rất có thể, con đang muốn làm điều gì đó nhưng chưa đủ kỹ năng để thực hiện. Hoặc chúng bị choáng ngợp bởi môi trường xung quanh và chưa học cách kiểm soát những cảm xúc đó. Lúc này, cha mẹ cần kiên nhẫn, đặt câu hỏi và lắng nghe con. Đó là cách để tìm ra nguyên nhân ẩn sau hành vi của trẻ. |
3. Thiết lập nguyên tắc: Khi con muốn được là chính mình và tự đưa ra những lựa chọn cá nhân, phụ huynh cần phải đặt ra một số nguyên tắc. Theo Lorie Anderson, cách dễ nhất để trẻ tuân theo quy tắc là hình thành thói quen cố định. Ví dụ, con cần làm bài tập ngay sau giờ học, đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối. Điều này giúp trẻ học cách tự giải quyết mọi việc mà không cần sự nhắc nhở, phàn nàn của cha mẹ. Từ đó, trẻ cũng cảm thấy độc lập hơn. |
4. Làm gương cho con: Phụ huynh nổi cáu khi con bướng bỉnh là điều dễ thấy. Thế nhưng, khi cha mẹ phản ứng như vậy, trẻ chỉ càng cứng đầu hơn và dễ học theo hành vi của cha mẹ. Thay vào đó, phụ huynh nên bình tĩnh, thừa nhận cảm xúc của con, giúp chúng tìm ra giải pháp và tập kiểm soát cảm xúc khi mọi việc không diễn ra theo ý muốn. Bạn cũng có thể cùng con đi dạo hoặc tập hít thở sâu để biết cách lấy lại bình tĩnh khi căng thẳng. |
5. Kết nối với con: Phụ huynh có thể cân nhắc không quá ép buộc con làm điều đó mà chúng không thích. Điều này sẽ khiến trẻ nổi loạn hơn và cố làm những điều chúng không được phép. Thay vào đó, cha mẹ nên tìm cách kết nối với trẻ. Ví dụ, nếu muốn con ngừng xem tivi, trước tiên, cha mẹ hãy cùng xem với chúng, sau đó nói chuyện với con về việc làm bài tập về nhà hoặc đặt ra yêu cầu. |
6. Để con học hỏi từ sai lầm: Một số trẻ cần học hỏi qua trải nghiệm. Cho dù phụ huynh cố gắng ngăn cản con làm điều gì đó, chúng vẫn có thể làm theo ý mình. Theo Lorie Anderson, đôi khi, việc buông tay cho con tự "vấp ngã" lại là cách dạy dỗ hiệu quả hơn, giúp chúng học hỏi từ những sai lầm của mình. Dĩ nhiên, phụ huynh vẫn cần quan sát, sẵn sàng hỗ trợ con khi tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.