Thống kê vừa công bố của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nêu, cử nhân, thạc sĩ chiếm tỷ lệ thất nghiệp 20% (225.500 người).
Đóng góp cho cách giải quyết bài toán trên, TS Nguyễn Thanh Tùng - Tổng giám đốc Đại học Nguyễn Trãi - đưa ra 6 giải pháp. Với cách thực hiện này, Đại học Nguyễn Trãi cam kết 90% sinh viên ra trường có việc làm và thu hập ổn định.
Bài viết của lãnh đạo Đại học Nguyễn Trãi như sau:
"Học ngành gì, trường nào đang trở thành băn khoăn của hàng nghìn gia đình có con em chuẩn bị vào đại học. Trong khi hàng nghìn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đang là vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay, tôi cho rằng, điều quan trọng là cần thiết kế chương trình dạy và học phù hợp với quy trình đào tạo.
Có thể giải đáp bài toán này theo 6 bước.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Tổng giám đốc Đại học Nguyễn Trãi. |
Bước 1, cần thay đổi tư duy cho sinh viên: Hầu hết học sinh tốt nghiệp THPT đều chưa thể có lựa chọn chính xác ngành nghề phù hợp với khả năng của mình.
Trên thực tế, chúng ta đều biết, có những em học đang học giữa chừng một ngành nào đó thì chuyển ngành khác, vì nhận thấy khả năng thực sự và đam mê không phải ở ngành đang học. Có những em không dám thay đổi vì đã trót học nửa chặng đường, nếu thay đổi thì rất tốn kém cho gia đình, do đó cố gắng chịu đựng.
Nếu các em chọn ngành không phù hợp với năng lực thì đó là sai lầm đầu tiên. Tiếp theo nếu các em không hứng thú với ngành học đó thì lại càng nguy hiểm, bởi chúng ta đều không thể nào thành công (thực sự) khi làm công việc mình không yêu thích.
Bước 2, thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của ngành học. Ở giai đoạn này, chúng tôi mong muốn giúp cho tân sinh viên có tầm nhìn và định hình rõ ràng hơn về vị trí công việc các em sẽ làm trong tương lai, thông qua việc xác định mục tiêu là làm công việc gì, ở vị trí nào trong doanh nghiệp?
Chúng ta hình dung rằng, nếu có 8 kỳ học trong 4 năm trời thì chỉ có một kỳ các em học lý thuyết và có tới 7 kỳ học thực tế, làm việc tại các doanh nghiệp. Vậy, không có bất kỳ lý do nào để nói các em không làm được việc khi tốt nghiệp.
Bước 3, trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp là điều rất cần thiết. Nhà trường cần đưa tân sinh viên xuống các doanh nghiệp để tham quan, trực tiếp nhìn thấy công việc thực tế mình lựa chọn.
Bước 4, học sinh cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp. Các giảng viên giàu kinh nghiệm của nhà trường sẽ cùng với lãnh đạo của các doanh nghiệp trao đổi và định hướng nghề nghiệp phù hợp với từng tân sinh viên, để phân tích tính cách, đặc điểm gia đình, sở thích...
Từ đó, nhà trường đưa ra lời khuyên cho các em nên chọn ngành nào phù hợp với mình để có cơ hội việc là tốt nhất và phát huy được năng lực cao nhất.
Bước 5, mô hình đào tạo ứng dụng cần được áp dụng trong nhà trường. Đại học Nguyễn Trãi sẽ áp dụng mô hình 30% lý thuyết, 70% thực hành để học sinh trải nghiệm tực tế từ các doanh nghiệp, bắt đầu từ năm học 2016-2017. Nhà trường sẽ kiên kiết với 300 doanh nghiệp trong các kĩnh vực Tài chính ngân hàng, Mỹ thuật ứng dụng, Kế toán, Quan hệ công chúng…
Ngoài ra, 4 khối kiến thức bao gồm: Kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm và kỹ năng nghề (22 kỹ năng), khối kiến thức về ngoại ngữ và khối kiến thức về công nghệ thông tin được chú trọng.
Ở bước thứ 6, nhà trường sẽ phối hợp với các doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho sinh viên. Đã qua rồi cái thời kỳ thầy cứ đọc, trò cứ chép, bây giờ chúng tôi tạo ra một kho tài liệu điện tử để các em có thể tự đọc, tra cứu kiến thức cơ bản, còn lại giảng dạy trên lớp là phải bằng kiến thực tế, dạy ứng dụng".