Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bộ GD&ĐT lên tiếng về khủng hoảng thừa nhân lực sư phạm

Trên cả nước, hàng chục nghìn người học sư phạm ra trường phải từ bỏ giấc mơ đứng trên bục giảng vì khủng hoảng thừa nhân lực.

Từ năm 2013 đến nay, Bộ GD&ĐT yêu cầu mỗi năm phải giảm 10% chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm. Tuy nhiên, sau hai năm, mỗi năm, cả nước vẫn có khoảng 4.000 sinh viên ra trường không có việc làm.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết, để khắc phục tình trạng thừa nhân lực ngành sư phạm, không còn cách nào khác là quy hoạch lại các trường sư phạm nằm trong tổng thể quy hoạch chung mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong đó, chỉ giữ lại một số cơ sở đào tạo sư phạm đảm bảo chất lượng và phù hợp nhu cầu đào tạo.

Ngành sư phạm và cuộc khủng hoảng thừa nhân lực Trên cả nước, hàng chục nghìn người học sư phạm ra trường phải từ bỏ giấc mơ đứng trên bục giảng, vì cuộc khủng hoảng thừa nhân lực.

Ông Vũ thông tin, hàng năm, trong các văn bản hướng dẫn cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu, Bộ GD&ĐT cảnh báo tình trạng thừa giáo viên và yêu câu các cơ sở đào tạo hạn chế chỉ tiêu sư phạm. Việc xác định chỉ tiêu sư phạm phải được cơ quan chủ quản quản lý.

Đối với các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT quản lý từ năm học 2012-2013 yêu cầu giảm tối thiểu 10%, ưu tiên mầm non, dừng việc đào từ xa, dừng cấp chứng chỉ sư phạm cho sinh viên ngành khác. Các trường trực thuộc Bộ GD&ĐT, năm 2016, chỉ tiêu tuyển sinh giảm 30% so với năm 2013.

Thua cu nhan su pham anh 1

PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ

.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT chỉ chủ quản 10 trường đào tạo có đào tạo sư phạm (bằng khoảng 10% cơ sở đào tạo sư phạm). Các trường còn lại do địa phương và bộ khác quản lý nên việc khống chế chỉ tiêu sư phạm bằng biện pháp hành chính rất khó khăn.

Việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm phải được đặt trong tổng thể rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; từ đó mới có giải pháp đồng bộ sắp xếp các cơ sở đào tạo đào tạo sư phạm thuộc diện dôi ra như việc sáp nhập các cơ sở đào tạo khác, thành lập trường cộng đồng để đào tạo đa ngành, chuyển đổi thành phân hiệu...

Giảm sâu chỉ tiêu đào tạo cử nhân sư phạm

Những thí sinh có ý định đăng ký xét tuyển vào các ngành sư phạm cần cân nhắc kỹ năng lực để tránh gặp rủi ro.


http://vtv.vn/giao-duc/nganh-su-pham-va-cuoc-khung-hoang-thua-nhan-luc-2016052822001557.htm

Theo VTV

Bạn có thể quan tâm