Mật ong: Theo Webmd, 1-2 thìa mật ong có thể làm giảm tiết chất nhờn. Mật ong cũng có tác dụng tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mật ong cũng có thể gây ngộ độc hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn không được cho trẻ dưới một tuổi sử dụng mật ong. Ảnh: Newmedical. |
Gừng: Nghiên cứu cho thấy một số hợp chất trong củ gừng có thể làm dịu cơn ho khan hoặc hen suyễn nhờ đặc tính chống viêm. Nó cũng làm giảm buồn nôn và đau họng. Bạn có thể pha nước nóng với 20-40 g lát gừng tươi, thêm mật ong hoặc nước cốt chanh để tăng hương vị. Ảnh: Timeofindia. |
Nước ấm: Giữ đủ nước là điều quan trọng với những người bị ho hoặc cảm lạnh. Uống nhiều nước, đặc biệt nước ấm, không chỉ làm dịu cơn ho và giúp bạn ngậm nước, mà còn làm loãng chất nhầy trong cổ họng. Ảnh: Lifehack. |
Lá bạc hà: Theo Medical News Today, methol trong bạc hà có tác dụng làm dịu cổ họng và thông mũi, giúp phân hủy chất nhầy. Bạn có thể uống trà bạc hà hoặc hít hơi bạc hà để xông. Để xông hơi, bạn có thể thêm 3-4 giọt tinh dầu bạc hà vào khoảng 148 ml nước nóng. Sau đó, trùm khăn lên đầu và hít thở sâu ngay trên hơi nước. Ảnh: Healthline. |
Cỏ xạ hương: Được sử dụng trong ẩm thực và y học, cỏ xạ hương là phương thuốc phổ biến chữa ho, viêm họng, viêm phế quản và các vấn đề tiêu hóa. Sirô tự nhiên từ cỏ xạ hương và lá thường xuân có thể làm dịu cơn ho hiệu quả ở những người bị viêm phế quản cấp tính hơn so với loại giả dược. Ảnh: History. |
Thực phẩm giàu probiotics: Dù không giảm ho trực tiếp, probiotics giúp cân bằng vi khuẩn đường tiêu hóa. Điều này giúp hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể chống lại nhiễm trùng hoặc chất dị ứng gây ra ho. Ảnh: Harvardhealth. |